Bài viết mới nhất từ Nguyễn Đình Đại
MỐI TÌNH ĐẦU" CỦA TÔI (Một kỷ niệm về 30/4 của BBV)
Tôi bắt đầu làm "thầy giáo làng" năm 21 tuổi (1973, ảnh). Hai năm sau, Sài gòn được giải phóng. Ngày 5 / 5 / 1975, tất cả các giáo viên ở Thành phố HCM đều phải ra trình diện tại Số 5 Trần Quý Cáp (Võ Văn Tần bây giờ). Rất đông người ra "trình diện" dịp này. Trong lúc tôi đang điền vào tờ khai, có một chị giáo viên còn trẻ và khá xinh đẹp từ phía sau hỏi:
CỜ VIỆT NAM
Hầu hết cờ quốc gia trên thế giới đều có kích thước "dài gấp rưỡi rộng" để dễ ghi hình 6 x 9 nhưng với Việt Nam, kích thước ấy còn có thêm một ý nghĩa nữa:
"Dọc ngang phải tính,
Cho ảnh sáu - chín.
Sáu chín năm tư,
Số dân tộc chính!"
Tiện quá phải không ạ?
Theo lời tác giả của Cờ Việt Nam (Nguyễn Hữu Tiến 1901 - 1941)
"Hỡi những ai cùng máu đỏ da vàng,
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc.
Nền cờ đỏ thắm máu đào vì nước,
Sao vàng tươi như da của giống nòi.
Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh nước ta ơi,
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh!"
"Máu đỏ da vàng" là màu Cờ Việt Nam.
5 cánh sao tượng trưng cho 5 "trụ cột" của cả nước: Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh.
Lấy giao điểm hai đường chéo của lá cờ làm tâm vẽ vòng tròn có bán kính bằng 1 / 5 chiều dài lá cờ, ta được vòng tròn đi qua 5 đỉnh của ngôi sao trên...
Nguyễn Hữu Tiến hy sinh vào tháng Tám năm 1941 (bị Pháp xử bắn), chưa kịp nhìn thấy cờ đỏ sao vàng tung bay lần đầu tiên vào ngày 23 tháng 11 năm 1941.
Quốc dân đại hội Tân Trào tại Tuyên Quang ngày 16 / 8 / 1945 đã chính thức chọn cờ đỏ sao vàng là Cờ Việt Nam.
SƯ PHẠM SÀI GÒN
SƯ PHẠM SÀI GÒN
Nguyễn Đình Đại
Đêm chợt nghe "Lương Sư Hưng Quốc",
Câu mê từ thuở trước Bảy Lăm.
Sáng ngày dương lịch đầu năm,
Đạp xe hùng hục về thăm Ngôi Trường!
NHÀ THƠ FACEBOOK
Điện thoại chợt reo vang,
Thơ đang làm dở dang,
Nhà thơ... quăng vội bút,
Khách giục chạy giao hàng.
Giúp kẻ bán đầu ra,
Người mua lợi việc nhà.
Biết phân bày thật, giả,
Lại chẳng ngại đường xa.
Các bạn của tôi ơi!
Chỉ mong được vậy thôi:
Nghề gian nan vất vả,
Nhưng giúp ích cho đời...
NGUYỄN ĐÌNH ĐẠI
HÀNH KHÚC NGÀY VÀ ĐÊM (Phan Huỳnh Điểu, 1972)
Bài thơ "Ngày và đêm" của Bùi Công Minh (SN 1947) được phổ nhạc (không sai một chữ) khiến bài ca mang lời thơ đi cùng năm tháng không bao giờ phai mờ...
Bài thơ đậm chất "bi hùng".
Bài ca mang điệu hành khúc nhưng giọng chính lại là giọng La thứ.
Mở đầu là một đoạn được yêu cầu hát chậm, tha thiết (rall):
Rất dài và rất xa,
Là những ngày mong nhớ...
Nơi cháy lên ngọn lửa!
Là trái tim yêu thương,
Là trái tim yêu thương...
Ánh sáng đỏ được chiếu lên sân khấu chập chờn thay cho ánh lửa rọi lên khuôn mặt biểu cảm của người ca sĩ mặc áo lính nhất là khi anh hát câu "Nơi cháy lên ngọn lửa!"
Và nhạc bắt đầu bước vào hành khúc:
Anh đang mùa hành quân,
Pháo lăn dài chiến dịch.
Bồi hồi đêm xuất kích,
Chờ nghe tiếng pháo ran.
Ngôi sao như mắt anh,
Trong những đêm không ngủ.
Giáo án em vẫn mở,
Cho ánh sao bay vào...
Người chiến sĩ hành quân vào miền Nam, người vợ hiền cô giáo vẫn ở miền Bắc chăm lo việc học hành cho đàn con trẻ dù lớp học phải sơ tán xuống tận hầm sâu để tránh bom thù:
Ngày và đêm xa nhau,
Đâu chỉ dài và nhớ.
Thời gian trong cách trở,
Vẫn cháy ngời tình yêu...
Tiếng nhạc bỗng im bặt nhường chỗ cho lời "rall" của người ca sĩ.
Anh giơ cánh tay lên cao, động tác như "kéo pháo lên" hay chuẩn bị bắn rồi chĩa thẳng về phía trước "nã vào đầu giặc Mỹ" trong ánh sáng đỏ chập chờn thay cho ngọn lửa hờn căm:
Pháo anh trên đồi cao,
Nã vào đầu giặc Mỹ!
Bục giảng dưới hầm sâu,
Em cũng là chiến sỹ...
Anh gằn giọng câu "Nã vào đầu giặc Mỹ!"
Vâng! Còn căm hờn nào hơn?
Bởi trong một trận mưa bom khốc liệt, hầm sơ tán đã chôn vùi cả lớp học và cô giáo ấy cũng hy sinh!
Nhưng "cái chết" sẽ phải "cúi gục đầu" vì giờ đây trên bước đường hành quân gian khổ của người chiến sĩ, họ ngày và đêm bên nhau.
Nhạc trở lại với điệu hành khúc:
Cái chết cúi gục đầu,
Cuộc đời xanh tươi trẻ,
Ngày đêm ta bên nhau,
Những đêm ngày chiến đấu.
Ngày đêm ta bên nhau,
Những đêm ngày chiến đấu.
Đêm ngày trong chiến dấu,
Anh với em,
Vẫn luôn gần nhau...
ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG (Franz Gruber và Joseph Mohr)
Sau khi được thụ phong linh mục vào năm 1815 khi mới 23 tuổi, Joseph Mohr (1792 - 1848) được chỉ định về làm phụ tá linh mục của một nhà thờ tại một ngôi làng của nước Áo có tên là Mariapfarr.
Tại đây vào một đêm đông, Joseph Mohr ngồi yên lặng trong nhà thờ ngắm cảnh vật bên ngoài trời bao la tuyết phủ.
Cảnh tượng ấy đẹp đẽ và yên bình biết bao, nơi một ngôi làng nhỏ khiến ông không khỏi liên tưởng đến ngày Đức Chúa Con ra đời cũng tại một ngôi làng nhỏ và vào một đêm đông tuyết phủ như vậy...
Bỗng dưng ông thấy mình hớn hở vì đầy lòng biết ơn Thiên Chúa.
Và từng giọt, từng giọt thơ rơi vào tâm trí ông một cách tự nhiên như chúng đã được ấp ủ từ lâu lắm rồi:
Đêm yên lặng,
Đêm thánh vô cùng...
Chuyện sẽ chỉ có vậy nếu một năm sau ông không được chuyển về ngôi làng Oberndorf cách chỗ cũ chừng 100 km, nơi ông thành bạn tri kỷ với một thầy giáo làng rất giỏi âm nhạc tên là Franz Xaver Gruber (1787 - 1863).
Khi Gruber được xem bài thơ của vị linh mục trẻ (kém ông năm tuổi), những giai điệu đẹp liền xuất hiện trong ông giúp ông sáng tác ra bài hát Silent Night bất hủ vào năm 1818 với phần lời của Joseph Mohr.
Silent night, Holy night
All is calm, all is bright
Round yon virgin, mother and child
Holy infant, tender and mild
Sleep in heavenly peace,
Sleep in heavenly peace.
Silent night, Holy night
Son of God, love's pure light
Radiant beams from thy holy face
With the dawn of redeeming grace,
Jesus, Lord at thy birth
Jesus, Lord at thy birth.
Silent night, Holy night
Shepherds quake, at the sight
Glories stream from heaven above
Heavenly, hosts sing Hallelujah.
Christ the Savior is born,
Christ the Savior is born.
Nhưng vì cả hai (Franz Gruber và Joseph Mohr) đều là những người quá khiêm nhường ở địa phương nên bài hát Silent Night chỉ được phổ biến hạn chế trong phạm vi ngôi làng và cũng chỉ trong một nhóm nhỏ những người bạn văn nghệ với nhau thôi.
Năm năm trôi qua...
Chuyện đáng lẽ cũng chỉ có vậy nếu cây đàn phong cầm của nhà thờ Oberndorf không bị hư!
Cây đàn được giao cho ông thợ tên là Rainer sửa.
Sửa xong, ông này thử lại đàn nhờ bài hát mới chép được của ông thầy giáo làng.
Các con ông trong nhóm nhạc gia đình nghe thấy hay và lạ nữa, họ liền đem bài Silent Night đi dự thi hát thánh ca năm ấy.
Không ngờ nhóm nhạc "Gia đình Rainer” vào đến chung kết cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh rồi toàn quốc Áo.
Năm sau (1824), Silent Night được trình diễn trước vua Áo (Franz Đệ Nhất) và Nga hoàng (Aleksandre 1).
Từ đó bài hát của Franz Gruber và Joseph Mohr được đón nhận nồng nhiệt trên toàn thế giới và lời của nó đã được dịch ra hàng trăm thứ tiếng.
Riêng tại Việt Nam, Silent Night được nhạc sĩ Hùng Lân (1922 - 1986, tác giả của Khỏe Vì Nước) chuyển ngữ.
Không biết có phải vì lời chuyển ngữ quá hay hay không mà cho đến nay chúng tôi không thấy có bản dịch hay phỏng dịch nào khác với bản nhạc Đêm Thánh Vô Cùng của nhạc sĩ Hùng Lân:
Đêm Thánh vô cùng,
Giây phút tưng bừng,
Đất với Trời xe chữ đồng.
Đêm nay Chúa Con thần thánh tôn thờ,
Canh khuya giáng sinh trong chốn hang lừa.
Ơn châu báu không bờ bến,
Biết tìm kiếm của chi đền…
Ôi Chúa Thiên Đàng,
Cảm mến cơ hàn,
Nhắp chén phiền vương phong trần.
Than ôi Chúa thương người đến quên mình,
Bơ vơ chốn quê nhà lúc sinh thành.
Ai ham sống trong lạc thú,
Nhớ rằng Chúa đang đền bù…
Tinh tú trên trời,
Sông núi trên đời,
Với Thánh Thần mau kết lời!
Cao rao: Hóa công đã khéo an bài,
Sai con hiến thân mong cứu nhân loại.
Hang chiên máng rêu tạm trú,
Bốn bề tuyết sương mịt mù...
ĐỌC THƯ CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC
Thầy - trò, cha - mẹ, quý nhân viên,
Khai giảng ngày vui khắp mọi miền.
Xin được chúc mừng lời đẹp nhất,
Cho ngành giáo dục mãi đi lên...
Năm qua thi quốc tế mình trên,
Đại học danh thành thế giới khen.
Đào tạo góp phần công nghiệp hóa,
Còn khi quản yếu sửa đừng quên.
Năm nay vùng thiếu vẫn ưu tiên,
Lửa học ơn thầy rực sáng thêm.
Kính chúc thầy cô năm học mới,
Cùng trò quyết chí ắt làm nên!
Tha thiết lời thư mới trống rền,
Người đà sớm hội ngộ rồng tiên.
Trăng thu tỏa cõi trần quang đại,
Soi trẻ đồng dao nối chí bền...
NGÀY XƯA ĐI HỌC ĐI THI
"Nho" là "Học trò" nên đạo Nho là "Đạo của người có học".
Người trí thức thời phong kiến còn được gọi là Sĩ, đứng đầu tứ dân (Sĩ - Nông - Công - Thương).
Do thầy Khổng Tử (551 tcn - 479 tcn) sáng lập nên đạo Nho còn được gọi là đạo Khổng.
Khổng Tử đề ra việc thi cử nên chữ Hán cũng được gọi là chữ Nho.
Nho học du nhập vào nước ta kể từ thời Bắc thuộc chứ thời Hùng Vương chưa có.
Việc đi học ngày xưa không bị hạn chế nhưng muốn được làm "học sinh" không phải dễ.
Đầu tiên ông thầy giáo phải nộp danh sách các "khóa sinh" (những trò đủ khả năng thi) lên cho quan huyện sở tại duyệt gọi là thi khảo khóa ở huyện (thường thi Ám tả tức Chánh tả).
Được quan huyện duyệt rồi, khóa sinh mới thành "học sinh" là người được phép thi Hương lần này.
Chưa đi thi, học sinh đã được gia đình và dân làng miễn cho làm mọi công việc nặng nhọc nên mới có câu "thư sinh trói gà không chặt", thậm chí "vinh dự" được... vợ nuôi:
Sáng trăng trải chiếu hai hàng,
Bên anh đọc sách bên nàng quay tơ.
Nhưng ca dao cũng có câu chê bai họ rằng:
Ai ơi đừng lấy học trò,
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm.
Ngày xưa ba năm mới có một khoa thi gồm thi Hương, thi Hội và thi Đình.
Cả nước có vài ngàn người đi thi, đỗ chỉ được vài chục (khoảng một phần trăm).
Thi Hương được tổ chức ở một số tỉnh và gồm bốn "kỳ" (hay "trường"), trúng kỳ trước mới được vào kỳ sau.
THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG
Dân Việt ta trước thời Bắc thuộc,
Nho học chưa, kỹ thuật hàng đầu.
Trống Đồng, Thần nỏ Liên Châu,
Mà nay khoa bảng khiến đâu bằng người.
Trường ta hãy là nơi học để,
Thành tài năng, sáng chế, phát minh.
Nhân Ngày Giỗ Tổ quang vinh,
Từ thầy cô đến học sinh: xin thề!
Cha ông ta chọn ngày Mười tháng Ba âm lịch làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hẳn có lý do.
Ngay từ thời Hùng Vương, dân ta vốn đã coi trọng khái niệm âm -
dương hay Đất - Trời hòa hợp (sự tích Bánh Dày - Bánh Chưng).
Tại sao chọn ngày Mười?
Ngày là "nhật" (Mặt Trời) thuộc dương. Chọn "ngày Mười" vì Mười gắn với "Thập thiên can" (Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ).
CHÍN CHỮ CÙ LAO
(Chín công cần CÙ, LAO KHÓ của cha mẹ)
Ai đã mang thai nặng, đẻ đau? (SINH)
Ai cho bú mớm buổi ban đầu? (SÚC)
Ai nuôi ta lớn lên như bạn? (TRƯỞNG)
Săn sóc mỗi khi ta ốm đau? (PHÚC)
Ai đã là thầy dạy trước tiên? (DỤC)
Chở che, an ủi lúc ưu phiền? (PHỤC, PHỦ)
Cho ta mơ ước ai nâng đỡ? (CÚC)
Ai ngóng chờ ta dưới mái hiên? (CỐ)
21 / 7 / 1969 APOLLO 11 ĐÃ THẬT SỰ ĐỔ BỘ MẶT TRĂNG
Ngày con người lần đầu tiên đặt chân lên một thiên thể khác là một ngày rất quan trọng của lịch sử nhân loại. Ngày ấy có phải ngày 21 - 7 - 1969 hay không? Đã có nhiều em học sinh tranh luận với nhau về đề tài Apollo 11. Đây là điều đáng mừng vì nó chứng tỏ các em học sinh ta có lòng yêu khoa học và biết tự hào về những thành tựu khoa học - kỹ thuật của nhân loại. Nó tiếp sức cho các em trong nỗ lực học hành để mai này biến những ước mơ thành hiện thực.
Doanh nhân Đặng Đình Đáng
Trước năm 1965, xe gắn máy ở miền Nam đa số là Sachs Goebel của Đức hoặc Mobylette của Pháp (ngoài ra còn có Vespa hay Lambretta của Ý và Velo Solex của Pháp nhưng dân Sài Gòn không gọi chúng là xe "gắn máy"). Hồi ấy, Nhật chưa bán dây chuyền công nghệ xe gắn máy cho nước ngoài.
Nhà doanh nghiệp, kỹ sư Đặng Đình Đáng đã mua được dây chuyền công nghệ xe Puch của Áo quốc và ông đã thuyết phục được chính phủ dân sự miền Nam của Thủ tướng Phan Huy Quát không cho nhập xe gắn máy Nhật...
TÂY TIẾN (Quang Dũng, 1921 - 1988)
Tây Tiến là bài thơ "tích hợp văn - sử - địa" của lớp 12!
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi,
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi... ”
Tiếng "rồi" như tiếng thở dài vĩnh biệt, tiếng "ơi" nghe thân thương làm sao. Còn "nhớ chơi vơi" là nhớ không cùng, không biết tựa vào đâu cho vơi nỗi nhớ.
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.”
Về đêm, đất đá bốc hơi lạnh nên "đêm hơi" là đêm rất lạnh.
“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây súng ngửi trời.
Nghìn thước lên cao nghìn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi... ”
Trên đây mô tả vị trí đóng quân của Tây Tiến: bản Sài Khao thuộc xã Mường Lý, huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hoá (Nơi đây ngày nay có Nhà Bảo tàng Tây Tiến lưu giữ những kỷ vật bộ đội để lại).
Vị trí này ở độ cao 1070 mét như Quang Dũng mô tả (nghìn thước lên cao...) và từ đây nhìn về phía Mộc Châu thấy núi Pha Luông cao gần 2.000 mét so với mặt nước biển.
NGÀY 8 THÁNG 3 NĂM 43
Chỉ mười năm sau ngày Chúa Giê Su bị đế quốc La Mã cai trị Do Thái hành hình, lịch sử Việt Nam cũng ngậm ngùi lật sang một trang mới… Để không bị rơi vào tay giặc, hai vị Trưng nữ vương của chúng ta đã tự trầm mình nơi cửa sông Hát (Hát môn, đoạn chảy vào sông Hồng ở Hà Nội ngày nay) vào ngày 8 tháng 3 năm 43 sau Công nguyên (6 tháng 2 năm Ất Mão 43?).
TRĂM NĂM (1916 – 2016)
"Gravity was not a force as science has believed since Sir Isaac Newton, but a curve in space - time created by the presence of matter."
"Trọng lực không phải là một lực như khoa học vẫn tin từ thời Isaac Newton (1642 - 1727), mà là đường cong không - thời gian được tạo ra bởi sự hiện diện của vật chất."
(Albert Einstein, 1916)
2016:
Lực hấp dẫn của Newton,
Bị Einstein phán rằng không trên đời!
Chỉ trường hấp dẫn mà thôi,
"Trường" thì có "Sóng" kết đôi mới là.
Tìm sóng hấp dẫn đâu ta?
Tỉ rưỡi năm ánh sáng xa có rồi.
Hố đen nặng chục Mặt Trời,
Hai "hố" như vậy đụng thôi kinh hồn.
Trường va ắt có sóng dồn,
Truyền xa suy yếu nên không dễ dò.
Sóng này đến máy LIGO,
Tương tác khối lượng khiến cho "tay đòn"...
Phần vạn đường kính proton,
Dịch không thể thấy, may còn chứa gương.
Laser phản xạ đôi đường,
Giao thoa xuất hiện, tỏ tường sóng ta.
Hai máy đặt ở cách xa,
Giao thoa như một phải là “nó” thôi.
Trăm năm trong cõi người đời,
Từ Einstein đã gợi khơi nhiều điều:
Không - Thời Gian đã triệt tiêu,
Nơi không vật chất, tham yêu chẳng còn.
Nơi giải thoát mọi linh hồn,
Niết Bàn hoà một Tấm Lòng Từ Bi!
BÁT NHÃ TÂM KINH
Kinh Bát Nhã là kinh “cơ bản nhất” của đạo Phật. Sắc (các nguyên tố tạo thành vật chất trong đó có thân xác ta) đều từ “không” mà ra (Sắc tức thị không). Không là không có khối lượng nên không có không gian (kích thước, số lượng) và thời gian (sinh, diệt). Einstein đã xác nhận điều này vào năm 1916: Có vật chất mới có không gian và thời gian!
VIỆT NAM – TRUNG QUỐC 1979
Nói rằng Việt Nam bất ngờ khi bị Trung Quốc xâm lược ngày 17 / 2 /1979 e rằng không đúng!
Bởi năm 1978 (năm Thanh Nga bị cướp sát hại), ta đã cho diễn rất nhiều lần vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga trong đó nữ nghệ sĩ Thanh Nga thủ vai chính... Việc quân Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình hăm he trên ải Bắc trong lúc lũ giặc Pôn Pốt đang hoành hành ở biên giới phía Tây - Nam thật giống với những gì Lê Hoàn (vua Lê Đại Hành) phải đối phó năm 980!
MA CHƯỚNG
Nhận được lời mời của Thượng tọa Thích Chân Tính, Giáo sư Ngô Bảo Châu đang thăm Hàn Quốc liền “bay” về chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn) ngay để giao lưu với các em đang học Khóa tu Mùa Hè.
Một em sinh viên xin Giáo sư Ngô Bảo Châu chỉ cho cách học tốt nhất, Giáo sư đáp:
“Khi mới đến đây, chính tôi đã hỏi Thầy Trụ trì cách nào nghiên cứu tốt nhất và tôi rất tâm đắc với câu trả lời ngắn gọn của Thầy: Giới – Định – Tuệ… “
BÀ TRIỆU (225 - 248)
Để có đủ lực đánh nhau với Tào Tháo (nước Ngụy) và Lưu Bị (nước Thục), Đông Ngô của Tôn Quyền bóc lột dân ta độc ác nhất trong số các triều đại Trung Quốc thời Bắc thuộc đến nỗi sau này ta luôn gọi giặc phương Bắc là giặc Ngô (Bình Ngô Đại Cáo thay vì Bình “Minh” Đại Cáo hoặc “Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng”)