Nguyễn Đình Đại

HÀNH KHÚC NGÀY VÀ ĐÊM (Phan Huỳnh Điểu, 1972)

Bài thơ "Ngày và đêm" của Bùi Công Minh (SN 1947) được phổ nhạc (không sai một chữ) khiến bài ca mang lời thơ đi cùng năm tháng không bao giờ phai mờ... Bài thơ đậm chất "bi hùng". Bài ca mang điệu hành khúc nhưng giọng chính lại là giọng La thứ. Mở đầu là một đoạn được yêu cầu hát chậm, tha thiết (rall): Rất dài và rất xa, Là những ngày mong nhớ... Nơi cháy lên ngọn lửa! Là trái tim yêu thương, Là trái tim yêu thương... Ánh sáng đỏ được chiếu lên sân khấu chập chờn thay cho ánh lửa rọi lên khuôn mặt biểu cảm của người ca sĩ mặc áo lính nhất là khi anh hát câu "Nơi cháy lên ngọn lửa!" Và nhạc bắt đầu bước vào hành khúc: Anh đang mùa hành quân, Pháo lăn dài chiến dịch. Bồi hồi đêm xuất kích, Chờ nghe tiếng pháo ran. Ngôi sao như mắt anh, Trong những đêm không ngủ. Giáo án em vẫn mở, Cho ánh sao bay vào... Người chiến sĩ hành quân vào miền Nam, người vợ hiền cô giáo vẫn ở miền Bắc chăm lo việc học hành cho đàn con trẻ dù lớp học phải sơ tán xuống tận hầm sâu để tránh bom thù: Ngày và đêm xa nhau, Đâu chỉ dài và nhớ. Thời gian trong cách trở, Vẫn cháy ngời tình yêu... Tiếng nhạc bỗng im bặt nhường chỗ cho lời "rall" của người ca sĩ. Anh giơ cánh tay lên cao, động tác như "kéo pháo lên" hay chuẩn bị bắn rồi chĩa thẳng về phía trước "nã vào đầu giặc Mỹ" trong ánh sáng đỏ chập chờn thay cho ngọn lửa hờn căm: Pháo anh trên đồi cao, Nã vào đầu giặc Mỹ! Bục giảng dưới hầm sâu, Em cũng là chiến sỹ... Anh gằn giọng câu "Nã vào đầu giặc Mỹ!" Vâng! Còn căm hờn nào hơn? Bởi trong một trận mưa bom khốc liệt, hầm sơ tán đã chôn vùi cả lớp học và cô giáo ấy cũng hy sinh! Nhưng "cái chết" sẽ phải "cúi gục đầu" vì giờ đây trên bước đường hành quân gian khổ của người chiến sĩ, họ ngày và đêm bên nhau. Nhạc trở lại với điệu hành khúc: Cái chết cúi gục đầu, Cuộc đời xanh tươi trẻ, Ngày đêm ta bên nhau, Những đêm ngày chiến đấu. Ngày đêm ta bên nhau, Những đêm ngày chiến đấu. Đêm ngày trong chiến dấu, Anh với em, Vẫn luôn gần nhau...

Bài thơ "Ngày và đêm" của Bùi Công Minh (SN 1947) được phổ nhạc (không sai một chữ) khiến bài ca mang lời thơ đi cùng năm tháng không bao giờ phai mờ...

Bài thơ đậm chất "bi hùng".

Bài ca mang điệu hành khúc nhưng giọng chính lại là giọng La thứ.

Mở đầu là một đoạn được yêu cầu hát chậm, tha thiết (rall):

Rất dài và rất xa,
Là những ngày mong nhớ...
Nơi cháy lên ngọn lửa!
Là trái tim yêu thương,
Là trái tim yêu thương...

Ánh sáng đỏ được chiếu lên sân khấu chập chờn thay cho ánh lửa rọi lên khuôn mặt biểu cảm của người ca sĩ mặc áo lính nhất là khi anh hát câu "Nơi cháy lên ngọn lửa!"

Và nhạc bắt đầu bước vào hành khúc:

Anh đang mùa hành quân,
Pháo lăn dài chiến dịch.
Bồi hồi đêm xuất kích,
Chờ nghe tiếng pháo ran.

Ngôi sao như mắt anh,
Trong những đêm không ngủ.
Giáo án em vẫn mở,
Cho ánh sao bay vào...

Người chiến sĩ hành quân vào miền Nam, người vợ hiền cô giáo vẫn ở miền Bắc chăm lo việc học hành cho đàn con trẻ dù lớp học phải sơ tán xuống tận hầm sâu để tránh bom thù:

Ngày và đêm xa nhau,
Đâu chỉ dài và nhớ.
Thời gian trong cách trở,
Vẫn cháy ngời tình yêu...

Tiếng nhạc bỗng im bặt nhường chỗ cho lời "rall" của người ca sĩ.

Anh giơ cánh tay lên cao, động tác như "kéo pháo lên" hay chuẩn bị bắn rồi chĩa thẳng về phía trước "nã vào đầu giặc Mỹ" trong ánh sáng đỏ chập chờn thay cho ngọn lửa hờn căm:

Pháo anh trên đồi cao,
Nã vào đầu giặc Mỹ!
Bục giảng dưới hầm sâu,
Em cũng là chiến sỹ...

Anh gằn giọng câu "Nã vào đầu giặc Mỹ!"

Vâng! Còn căm hờn nào hơn?

Bởi trong một trận mưa bom khốc liệt, hầm sơ tán đã chôn vùi cả lớp học và cô giáo ấy cũng hy sinh!

Nhưng "cái chết" sẽ phải "cúi gục đầu" vì giờ đây trên bước đường hành quân gian khổ của người chiến sĩ, họ ngày và đêm bên nhau.

Nhạc trở lại với điệu hành khúc:

Cái chết cúi gục đầu,
Cuộc đời xanh tươi trẻ,
Ngày đêm ta bên nhau,
Những đêm ngày chiến đấu.

Ngày đêm ta bên nhau,
Những đêm ngày chiến đấu.
Đêm ngày trong chiến dấu,
Anh với em,
Vẫn luôn gần nhau...

Nguyễn Đình Đại