Pháp luật
Nhiều điểm mới và đề xuất chính sách quan trọng trong 4 dự Luật thuộc lĩnh vực đầu tư và công nghệ sẽ trình xin ý kiến Quốc hội
(Pháp lý). Đây cũng là 4 trong số các dự luật đang được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ( kì họp thứ 38) xem xét, cho ý kiến, đó là Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật Dữ liệu.
Vai trò của pháp luật trong phòng, chống lãng phí công quỹ và tài sản Nhà nước trong giai đoạn hiện nay
(Pháp lý) - Trong nhiệm vụ phòng, chống lãng phí, pháp luật có vai trò cốt lõi như một “bức tường thành” vững chắc, ngăn chặn các hành vi gây tổn hại đến tài sản chung và thiết lập những chuẩn mực ứng xử trong quản lý tài sản nhà nước, đảm bảo tính răn đe và công bằng trong việc xử lý các hành vi vi phạm, góp phần thúc đẩy trách nhiệm và minh bạch trong hệ thống quản lý công.
Nghiên cứu thực trạng công tác thu hồi đất công do doanh nghiệp vi phạm trong quá trình thoái vốn, cổ phần hóa: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật Đất đai
(Pháp lý). Thời gian qua các cơ quan chức năng, trong đó có Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc rất tích cực và đã có kết luận chỉ ra nhiều vụ sai phạm liên quan công tác quản lý đất đai công sản của nhà nước, đặc biệt là những vụ việc vi phạm chuyển nhượng đất đai trong quá trình DNNN thoái vốn, cổ phần hoá . Tuy nhiên thực tiễn cho thấy việc thu hồi đất công bị thất thoát do sai phạm từ quá trình thoái vốn, cổ phần hóa của một số DNNN hiện nay đang gặp những khó khăn nhất định làm chậm quá trình thu hồi đất, ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai nói chung, gây lãng phí nguồn lực kinh tế của đất nước và gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước.
Nhận diện những hành vi vi phạm pháp luật trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất và một số đề xuất, kiến nghị
(Pháp lý) - Vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã thanh tra và chỉ rõ nhiều dự án, khu đất tại một số tỉnh thành có sai phạm, vi phạm pháp luật. Nghiên cứu, phân tích nhằm nhận diện rõ những hành vi vi phạm pháp luật trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đó có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn và xử lý nghiêm minh là việc làm cần thiết hiện nay.
Một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn tố tụng các vụ án “ vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”
( Pháp lý). Nghiên cứu từ thực tế cho thấy chế tài xử lý hình sự đối với tội “ vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” thường ít được sử dụng để xử lý hành vi lãng phí mà thường được xử lý bằng các chế tài thuộc tội danh khác như “Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”; “Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”...
Những điểm nổi bật trong chính sách cạnh tranh, chống độc quyền của Liên minh Châu Âu và một số gợi mở cho Việt Nam
(Pháp lý) - Ngay từ khi thành lập, chính sách cạnh tranh được coi như một công cụ quan trọng để thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế giữa các nước trong Cộng đồng Châu Âu. Trong đó, chống độc quyền và các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, kiểm soát sáp nhập doanh nghiệp, kiểm soát trợ cấp nhà nước… là những điểm nổi bật trong chích sách cạnh tranh của Liên minh Châu Âu. Việc tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền của EU là rất cần thiết để có thể rút ra bài học kinh nghiệm đáng quý trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh và chống độc quyền ở Việt Nam.
Tuân thủ qui định bảo vệ dữ liệu cá nhân: Giải pháp cho các công ty tài chính trong bối cảnh pháp lý thay đổi
(Pháp lý) - Trong thời đại số hóa, các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư phải xử lý khối lượng lớn dữ liệu cá nhân, bao gồm cả thông tin nhạy cảm như số tài khoản ngân hàng và lịch sử giao dịch. Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân (“Nghị định 13”) quy định nghiêm ngặt về thu thập, phân tích và chia sẻ dữ liệu nhằm bảo vệ quyền lợi của người dùng. Vậy đâu là giải pháp cho các công ty tài chính trong bối cảnh pháp lý thay đổi…
Quy định mới về tách thửa đất và chuyển nhượng đất nền dự án theo Luật Đất đai và Luật Kinh doanh BĐS 2024
(Pháp lý). Điều 220 của Luật Đất đai năm 2024 là điều luật rất mới , theo đó qui định cụ thể về các điều kiện tách một thửa đất ở ra làm nhiều thửa nhỏ hơn của cá nhân. Còn điều 31 của luật Kinh doanh BĐS mới quy định cụ thể 8 điều kiện đối với đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở.
Bất cập quy định định giá tài sản khi góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp
(Pháp lý) – Pháp luật về doanh nghiệp quy định ngoài tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, các tổ chức và cá nhân được quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác,… nếu tài sản đó có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Tuy nhiên nghiên cứu từ thực tế cho thấy, quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề này còn một số bất cập.
Qui định mới của pháp luật về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư và dự án bất động sản
(Pháp lý). Nghiên cứu thị trường hiện nay chứng kiến sự chuyển nhượng dự án giữa nhà đầu tư này sang nhà đầu tư khác. Vậy chủ đầu tư muốn chuyển nhượng dự án sẽ cần đáp ứng điều kiện gì, thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư và dự án bất động sản (BĐS) diễn ra thế nào theo các qui định mới của Luật Đầu tư 2020 và Luật Kinh doanh BĐS 2023?
Dấu hiệu pháp lý đặc trưng để nhận diện một số tội danh tham nhũng, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khi có chủ thể là doanh nghiệp ngoài nhà nước
(Pháp lý) – Đấu tranh với tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và mở rộng công cuộc phòng, chống tham nhũng ra cả khu vực ngoài nhà nước là chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Chủ trương này đã được Bộ luật Hình sự 2015 (Sửa đổi 2017) thể hiện rõ bằng các qui định cụ thể. Theo đó, tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” (Điều 219) và tội “ Tham ô tài sản” (Điều 353) là 2 trong số các tội danh trước đây chỉ áp dụng với chủ thể phạm tội trong khu vực nhà nước
Đề xuất quy định mở tài khoản bằng đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư gián tiếp nước ngoài
Thực hiện mục tiêu nâng hạng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, tại Thông báo Kết luận số 122/TB-VPCP ngày 27/3/2024 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao NHNN chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật để đơn giản hóa thủ tục hồ sơ, rút ngắn quy trình mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia vào thị trường chứng khoán.
8 lĩnh vực có nguy cơ rửa tiền ở mức độ cao
Đó là kết quả đánh giá tại bản tóm tắt kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền giai đoạn 2018 - 2022, được Bộ Tài chính công bố ngày 3/10. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phối hợp với các bộ, ngành xây dựng bản tóm tắt kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền giai đoạn 2018-2022, trong đó bao gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi Bộ Tài chính quản lý gồm: Thuế, hải quan, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chứng khoán, dịch vụ kế toán, trò chơi điện tử...
Xây dựng hệ thống chính sách toàn diện để phát triển trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm
Nghiên cứu về sự phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, y tế và nông nghiệp tại Việt Nam, cũng như những thách thức về xã hội, đạo đức, pháp lý, các nhà nghiên cứu đã đề xuất cần xây dựng và ban hành bộ nguyên tắc chung về trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm tại Việt Nam, đồng thời hướng dẫn cụ thể trong một số lĩnh vực nhạy cảm như giáo dục-đào tạo và y tế.