Kinh Bát Nhã là kinh “cơ bản nhất” của đạo Phật.
Sắc (các nguyên tố tạo thành vật chất trong đó có thân xác ta) đều từ “không” mà ra (Sắc tức thị không).
Không là không có khối lượng nên không có không gian (kích thước, số lượng) và thời gian (sinh, diệt).
Einstein đã xác nhận điều này vào năm 1916: Có vật chất mới có không gian và thời gian!
Con người do “sắc” sinh ra từ “không - vô minh” đến khi giác ngộ cũng trở về không ("không - niết bàn”).
Niết bàn là không nên cũng không có không gian (kích thước, số lượng) và thời gian (sinh, diệt).
Sinh, diệt chỉ tồn tại ở thế giới vật chất theo quy luật “vô thường” và “nhân quả”.
Không và Niết bàn không do "ai" sinh ra mà vĩnh viễn tồn tại ở nơi xuất phát hay trở về của mọi “linh hồn”.
Mời các bạn xem bài “Phật giảng Bát Nhã Tâm Kinh” dưới đây để thấy Đức Phật đã đi trước khoa học hiện đại như thế nào!
PHẬT GIẢNG BÁT NHÃ TÂM KINH
Quán Tự Tại Bồ Tát,
Hành thâm bát nhã ba la mật đa,
Thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không,
Độ nhất thiết khổ ách.
Sắc bất dị không, không bất dị sắc.
Sắc tức thị không, không tức thị sắc.
Thọ, Tưởng, Hành, Thức,
Diệc phục như thị.
Thị chư pháp không tướng,
Bất sanh bất diệt,
Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú năng trừ nhất thiết khổ,
Chơn thiệt bất hư!
Tức thuyết chú viết:
"Yết đế, yết đế,
Ba la yết đế,
Ba la tăng yết đế,
Bồ đề tát bà ha!"
Dịch nghĩa:
Quán Thế Âm Bồ Tát là Phật từ vô lượng kiếp trước,
Là bậc trí tuệ cao sâu đã tới bờ giải thoát,
Nên thấy rõ năm uẩn tạo ra đời sống hữu tình đều không có thật,
Giúp giải thoát mọi khổ ách.
Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc.
Sắc chính là không, không chính là sắc.
Bốn uẩn còn lại (Thọ, Tưởng, Hành, Thức),
Cũng vậy.
Ngũ uẩn không có thì mọi khổ đau cũng không thật,
Chẳng được sanh ra cũng chẳng phải mất đi,
Vậy nên nói Bát nhã Ba la mật đa chú có khả năng loại trừ mọi khổ đau,
Thật đúng chẳng sai!
Lời chú như sau:
"Đã qua, đã qua,
Qua đến bờ bên kia rồi,
Tất cả cùng qua đến bờ bên kia rồi,
Giác ngộ rồi đó!"
Nguyễn Đình Đại