Hơn 20 tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi sẽ triển lãm tại điện Kiến Trung (Đại nội Huế), cuối tháng 3 qua sự kiện có tên "Trời, non, nước"
Theo đó, một triển lãm tranh của Vua Hàm Nghi sẽ được tổ chức tại điện Kiến Trung (Đại nội Huế), trong hai tuần từ ngày 25/3 đến đầu tháng tư. Triển lãm được xem là sự kiện đánh dấu lần thứ hai tranh Vua Hàm Nghi được trưng bày trong nước (lần trưng bày thứ nhất tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tháng 11/2024).
![]() |
Bức "Bình minh trên hồ" (khoảng năm 1910), kích thước 24,5 x 32,5 cm, chất liệu sơn dầu trên toan. Ảnh: Lynda Trouvé |
Tại triển lãm BTC bố trí giới thiệu đến công chúng yêu hội họa hơn 20 bức tranh được tuyển chọn kỹ lưỡng và phục chế bởi các chuyên gia đầu ngành từ 10 bộ sưu tập tư nhân. Theo nhà tổ chức, chương trình mang tính phi thương mại (không giao dịch tranh), mở cửa cho các du khách tham quan.
![]() |
Bức "Cánh đồng lúa mì" (năm 1913), kích thước 31 x 39 cm, chất liệu sơn dầu trên toan. Ảnh: Lynda Trouvé |
Sinh thời, vua Hàm Nghi là một trong hai họa sĩ Việt đầu tiên (cùng Lê Văn Miến) được đào tạo sáng tác theo phương pháp hàn lâm Tây phương. Ở thời điểm lịch sử này, phương pháp vẽ hàn lâm Phương tây đóng vai trò tiên phong của mỹ thuật hiện đại trong nước. Tranh của vua Hàm Nghi là sự kết hợp giữa tài năng hội họa và tình yêu đất nước. Trong mỗi bức tranh, công chúng cảm nhận được nỗi nhớ quê hương lẫn sự phản kháng ngầm trước những áp bức, trong thời gian bị Pháp lưu đày. Sinh thời trong suốt sự nghiệp mỹ thuật, vua Hàm Nghi từng thực hiện ba triển lãm: tại Musée Guimet (tháng 6/1904), Galerie Mantelet (tháng 11/1911), Galerie Mantelet - Colette Weil (tháng 11/1926). Ông coi nghệ thuật như thú vui riêng, giúp quên đi thực tại bị phế truất nên không tìm kiếm sự công nhận từ công chúng, ít quan tâm đến việc ký tên, ghi ngày tháng cho tác phẩm. Vua Hàm Nghi chưa bao giờ bán tác phẩm nào của mình |
Được biết, trước khi mất, vua Hàm Nghi đã để lại một gia tài nghệ thuật đồ sộ gồm 91 bức tranh và các tác phẩm điêu khắc. Nhiều tác phẩm của ông được giới nghệ thuật biết đến qua các cuộc đấu giá và triển lãm tại Pháp. Và triển lãm lần này chính là giới thiệu đến công chúng những bức tranh trong tổng số tranh nhà vua để lại.
Trước đó, tác phẩm Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) sáng tác năm 1908 của ông đã được bà Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, đại diện gia đình trao tặng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Bức tranh này đã góp phần khẳng định vua Hàm Nghi chính là họa sĩ hiện đại đầu tiên của Việt Nam.
![]() |
Tác phẩm Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) sáng tác năm 1908 |