• Tìm kiếm
Doanh Trí
Doanh Trí
  • Việt - Pháp: Từ đối đầu lịch sử đến đối tác chiến lược toàn diện
  • Viện IBLA tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • Những đề xuất sửa đổi, bổ sung mới liên quan hình phạt và tội danh hình sự
  • Một số ý kiến đóng góp về sửa đổi Điều 110 và 111 Hiến pháp 2013
  • Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế Tiền Giang tổ chức tập huấn giải pháp chuyển đổi số ứng dụng AI trong nền tảng Luật và Báo chí – Truyền thông
  • Thủ tướng đặt nghi vấn khi hàng trăm tấn hàng giả mà cơ quan chức năng không biết
Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều
  • Thời sự
  • Pháp luật
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Khoa học pháp lý
  • Kinh doanh quốc tế
  • Tin chi hội IBLA
  • Giáo dục
  • Văn nghệ
    • Video
    • Ảnh
    • Podcasts
    • Infographic
    • eMagazine
img

Thời sự

Việt - Pháp: Từ đối đầu lịch sử đến đối tác chiến lược toàn diện

  • Doanh Trí
  • 09:52 26/05/2025

Từng trải qua những chương buồn trong lịch sử, quan hệ Việt – Pháp hôm nay là minh chứng sống động cho nỗ lực hàn gắn, vượt lên quá khứ để hướng tới tương lai.

Từ cựu thù trong chiến tranh, hai nước đã nỗ lực không ngừng để hòa giải, xây dựng lòng tin, phát triển hợp tác toàn diện và cùng vun đắp lợi ích chung.

7-17479935109721656683951-1748226151.webp
 

Đầu tháng 9/1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và cũng đánh dấu sự bắt đầu cho một chương buồn trong quan hệ hai nước.

96 năm sau, sau thất bại nặng nề ở Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ năm 1954, người Pháp đã buộc phải rút toàn bộ quân và chấm dứt sự đô hộ thực dân tại Việt Nam.

Việt - Pháp: Từ đối đầu lịch sử đến đối tác chiến lược toàn diện- Ảnh 2.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Bidault chụp ảnh kỷ niệm trước cửa Dinh Thủ tướng, Paris, ngày 02/7/1946.

Không lâu sau đó, họ đã quay trở lại Việt Nam nhưng với một tư cách rất khác: Đến để hàn gắn. Ngày 20/12/1954, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chấp nhận cho Chính phủ Pháp lập cơ quan tổng đại diện tại Hà Nội.

Tháng 3/1956, Pháp đồng ý cho lập cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại Paris và tháng 8/1966, quan hệ hai nước được xây dựng trên cơ sở bình đẳng ở cấp tổng đại diện ở thủ đô mỗi nước.

Sau năm 1954, về cơ bản, Pháp thực hiện chính sách nhất quán là thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, coi đây là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại ở khu vực Đông Nam Á. Pháp cũng hy vọng Việt Nam sẽ đóng vai trò cầu nối hợp tác giữa Pháp và các nước trong khu vực, đặc biệt là bán đảo Đông Dương - vốn là thuộc địa cũ của Pháp. 

Trong chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, Chính phủ Pháp đã nhiều lần lên tiếng phản đối chính sách can thiệp của giới cầm quyền Mỹ chống Việt Nam. Ngày 29/8/1963, thay mặt nước Pháp, Tổng thống De Gaulle ra tuyên bố về lập trường của mình khẳng định Pháp mong muốn được thấy một Việt Nam độc lập bên ngoài, hòa bình và thống nhất bên trong, hòa hợp với các nước láng giềng.

Trong một tuyên bố ngày 1/9/1966 tại Campuchia về chiến tranh tại Việt Nam, Tổng thống De Gaulle đã cho rằng: Chính sự can thiệp của Mỹ là nguồn gốc gây ra chiến tranh và đòi Mỹ chấm dứt mọi hoạt động chiến tranh trên lãnh thổ Việt Nam.

anh8-1972-unghovn-1-195-1674787981508427276621-1747983322267-17479833226532006378747-1748226207.webp
 

Biểu tình phản đối chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam của các tầng lớp nhân dân Pháp trong những ngày diễn ra Hội nghị Paris, năm 1972.

Với thiện chí của mình, năm 1968 chính phủ Pháp đã đồng ý cho Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lập phòng thông tin tại thủ đô Pari và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam tại Pari trong những năm 1968 - 1973.

Không phải ngẫu nhiên mà các hội nghị về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam lại được thảo luận và sau đó đi đến ký kết tại Paris vào năm 1973. Sự ủng hộ ở một mức độ nhất định của Pháp có vai trò quan trọng trong tiến trình thúc đẩy hòa bình ở Việt Nam.

Và sự hàn gắn trong quan hệ Việt – Pháp chính thức có kết quả khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973, ngay cả khi chiến tranh giữa Việt Nam với Mỹ chưa kết thúc.

Ngoài tư cách là cựu thù, ở thời điểm đó Pháp còn là một trong những nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 

Trong bối cảnh chiến tranh Lạnh với sự đối đầu ý thức hệ nặng nề giữa hai phe, hai khối, việc hai nước Việt - Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao có thể coi là một điều đặc biệt hiếm có. 

Trao đổi với Người Đưa Tin, GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đánh giá sự hàn gắn của quan hệ Việt – Pháp có thể coi là một hình mẫu trong lịch sử quốc tế về hàn gắn và xây dựng quan hệ sau chiến tranh.

Nếu tính từ thời điểm sự kiện Điện Biên Phủ thì chỉ chưa đầy 20 năm sau đó, hai nước Việt – Pháp đã chính thức bắt tay lại với nhau. Sự hàn gắn nhanh chóng đó đến từ nỗ lực của cả 2 hai nước, vượt qua những thăng trầm của lịch sử và thử thách của thời đại nhưng cũng cho thấy giữa hai nước đã có những kết nối về văn hóa trong suốt 80 năm người Pháp hiện diện trước đó ở Việt Nam.

“Thất bại ở Điện Biên Phủ có thể coi là thất bại lớn nhất trong lịch sử nước Pháp nhưng dường như qua sự kiện này người Pháp đã hiểu rõ Việt Nam hơn. Cùng với những bước tiến của Việt Nam và quan hệ Việt - Pháp, sự hiểu biết đó ngày càng trở nên sâu sắc. Đó là cơ sở để xây dựng quan hệ hợp tác cho hai nước.

Hai nước nước Việt - Pháp đã từng có những chương thương đau trong quá khứ. Nhưng, quá khứ dạy cho người ta những bài học. Bài học không chỉ đến từ những thành công. Chính những thất bại mới dạy cho người ta những bài học sâu sắc nhất”, GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc nói.

6-17479933740031446224120-1748226276.webp
 

Sau năm 1975, quan hệ Việt - Pháp được tăng cường trên nhiều mặt, với dấu mốc quan trọng là chuyến thăm Pháp của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hồi tháng 4/1977.

Trong những năm sau đó, do chiến dịch vu cáo Việt Nam trong sự kiện Việt Nam giúp nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng đã có tác động tiêu cực đến quan hệ Pháp - Việt.

Quan hệ Việt - Pháp được cải thiện từ năm 1989, với việc Pháp đi đầu trong khai thông quan hệ với Việt Nam, xóa nợ và giúp Việt Nam giải quyết nợ với các nước thành viên Câu lạc bộ Paris.

Năm 1993, nhân kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Tổng thống Pháp Francois Mitterrand đã có chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam. Ông đến Hà Nội và tuyên bố: “Tôi ở đây để đóng lại một trang sử và cũng để mở ra một trang khác”.

Trên tinh thần hòa giải, ông Mitterrand đã tới thăm chiến trường Điện Biên Phủ bất chấp những lời phản đối trong nội bộ nước Pháp.

Sau 39 năm, lần đầu tiên mới có 1 chiếc máy bay mang cờ ba sọc của nước Pháp hạ cánh xuống sân bay Mường Thanh và chở theo vị Tổng thống của một đất nước có nhiều duyên nợ với Việt Nam. Ông Mitterrand là vị Tổng thống đầu tiên của nước Pháp, cũng là nguyên thủ quốc gia đầu tiên của một nước phương Tây sang thăm Việt Nam kể từ sau năm 1975.

Chuyến đi lịch sử của Tổng thống Francois Mitterrand cũng là để “hòa giải hoàn toàn giữa dân tộc Pháp và Việt Nam”. Trong bài phát biểu tại UBND Tp.HCM, ông nói: “Chúng ta đã sống xa nhau và bây giờ chúng ta lại gặp lại nhau”.

Việt - Pháp: Từ đối đầu lịch sử đến đối tác chiến lược toàn diện- Ảnh 5.

Tổng thống Pháp Francois Mitterrand thăm hầm De Castries tại Điện Biên Phủ chiều 10/2/1993.

Từ chuyến thăm lịch sử của ông Mitterrand, quan hệ Việt – Pháp đã bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Năm 1997, Tổng thống Pháp Jacques Chirac thăm Việt Nam nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ tại Hà Nội và sau đó trở lại vào năm 2004 trong một chuyến thăm cấp nhà nước.

Trong chuyến thăm này, Tổng thống J. Chirac nhấn mạnh, vượt qua gánh nặng của quá khứ, Việt Nam và Pháp hoàn toàn có quyền gửi tới thế giới một thông điệp hòa bình, hợp tác và bác ái.

Nỗ lực vun đắp quan hệ tiếp tục được khẳng định trong chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh vào năm 2005.

Tháng 9/2013, hai nước ký Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Pháp khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Pháp, đúng dịp kỷ niệm 40 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

"Hôm nay chúng ta có thể cùng nhau vui mừng nói rằng con tàu quan hệ hai nước đã cập bến bờ của tình hữu nghị và hợp tác thành công, với việc lãnh đạo hai nước cùng tuyên bố xác lập quan hệ đối tác chiến lược Việt - Pháp", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Paris ngày 24/9/2013, cho rằng quan hệ "đặc biệt", đa lĩnh vực và nhiều cấp độ giữa hai nước đã chín muồi.

Việt - Pháp: Từ đối đầu lịch sử đến đối tác chiến lược toàn diện- Ảnh 6.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Pháp Francois Hollande dự tiệc chiêu đãi trong chuyến thăm năm 2016.

Năm 2016, ông François Hollande trở thành vị Tổng thống Pháp thứ 3 tới thăm Việt Nam với mong muốn chuyến thăm kết nối quá khứ với tương lai. Phát biểu tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Tổng thống François Hollande nhấn mạnh: “Lịch sử giữa hai nước có những giai đoạn khó khăn nhưng điều này không cản trở chúng ta đến với nhau”.

Còn trong phát biểu tại tiệc chiêu đãi cấp Nhà nước, ông Hollande khẳng định: “Quá trình phát triển của quan hệ song phương dựa trên một điểm rất quan trọng, đó là lòng tin - lòng tin lẫn nhau giữa chúng ta, lòng tin ở tương lai”.

8-1747993553712902767308-1748226355.webp
 

Năm 2018 kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm quan hệ đối tác chiến lược, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức Pháp (4/2018), sau đó Thủ tướng Pháp Edouard Philippe cũng thăm chính thức Việt Nam (11/2018). Những sự kiện này được cho là minh chứng về mối quan hệ đang phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy giữa hai nước.14thuy26-1748226393.webpTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong chuyến thăm Cộng hòa Pháp, tháng 4/2018.

 

Trong chuyến thăm vào tháng 11/2018, Thủ tướng Philippe trở thành lãnh đạo cấp cao thứ hai của Pháp đến Điện Biên Phủ sau cố Tổng thống Mitterrand. Đến đặt vòng hoa tại Nghĩa trang liệt sĩ A1, thăm đồi A1, Đồi Độc Lập, Him Lam và hầm Chỉ huy của tướng De Castries, Thủ tướng Pháp nói: “Cuối cùng, và có lẽ quan trọng nhất, tôi cũng muốn nói rằng vì đã hòa giải được với quá khứ của mình, hai nước chúng ta đang mạnh mẽ hướng tới một tương lai chung".

Nối tiếp mạch phát triển, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Pháp (11/2021), sau khi dự hội nghị COP26 tại Anh. Một năm sau đó (12/2022), Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher thăm Việt Nam.

Trong chuyến thăm này, ông Larcher dẫn lại câu nói của Tổng thống J. Chirac trong chuyến thăm Việt Nam (năm 2004): “Tiếng nói của Việt Nam chạm đến trái tim của người Pháp”, đồng thời nhấn mạnh: “Và hôm nay tôi tin rằng tiếng nói của người Pháp cũng chạm đến trái tim của người Việt Nam.

Trong năm 2024, Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu đã thăm Việt Nam và dự lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - một minh chứng đậm nét cho tinh thần tôn trọng lịch sử và "gác lại quá khứ", hướng tới tương lai trong quan hệ hai nước.

Việt - Pháp: Từ đối đầu lịch sử đến đối tác chiến lược toàn diện- Ảnh 9.

Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu thăm di tích đồi A1 và hầm De Castries, tháng 5/2024.

Quan hệ Việt - Pháp được đánh một dấu mốc lịch sử mới khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, nhân chuyến thăm chính thức Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (10/2024). Pháp trở thành nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu có quan hệ mới, toàn diện với Việt Nam.

Việc nâng cấp này đã tạo nền tảng quan trọng cho việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ, sâu sắc và hiệu quả.

Từ ngày 25-27/5 tới đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam đầu tiên của Nguyên thủ quốc gia Pháp sau 9 năm cũng là chuyến thăm cấp cao đầu tiên của hai nước sau khi nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện.

Theo Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, chuyến thăm thể hiện sự coi trọng và cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo cấp cao Pháp đối với việc củng cố và phát triển quan hệ với Việt Nam, đưa quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện đi vào thực chất và hiệu quả. Đây là cơ hội tuyệt vời để lãnh đạo hai nước cùng thống nhất những bước đi mới để cụ thể các khuôn khổ đã định ra trong Đối tác Chiến lược toàn diện.

"Nhiều lĩnh vực, dự án cụ thể đang được hai bên bàn thảo sâu để thúc đẩy các ưu tiên kinh tế - thương mại - đầu tư, tăng cường hợp tác quốc phòng - an ninh, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế. Việc ký kết các thỏa thuận hợp tác mới trong khuôn khổ chuyến thăm sẽ tạo động lực và cơ sở pháp lý quan trọng cho các hoạt động hợp tác giữa hai nước những năm tới", Đại sứ Đinh Toàn Thắng khẳng định.

bbbb-1748226490.jpg
 

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Pháp, tháng 10/2024.

Thực hiện: Mạnh Quốc - Thiết kế: Quỳnh Chi

Theo Nguoiduatin.vn 

0 Thích
  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Twitter
  • Chia sẻ Pinterest
In
Cùng chủ đề
Tác động tích cực của luật Đất Đai 2024 và những vướng mắc pháp lý phát sinh cần tháo gỡ, tạo cơ sở thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển bền vững Bất động sản
Tác động tích cực của luật Đất Đai 2024 và những vướng mắc pháp lý phát sinh cần tháo gỡ, tạo cơ sở thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Là trụ cột pháp lý về quản lý và sử dụng đất, Luật Đất đai 2024 đặt ra kỳ vọng...

Tác động tích cực của Luật Đất đai 2024 và những vướng mắc pháp lý phát sinh cần tháo gỡ, tạo cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân bền vững Khoa học pháp lý
Tác động tích cực của Luật Đất đai 2024 và những vướng mắc pháp lý phát sinh cần tháo gỡ, tạo cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân bền vững

Là trụ cột pháp lý về quản lý và sử dụng đất, Luật Đất đai 2024 đặt ra kỳ vọng...

Mới cập nhật
Viện IBLA tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Viện IBLA tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Phó Viện trưởng Lê Đông Triều cho biết: Đây là hoạt động quan trọng nằm trong khuôn khổ thực hiện Kế hoạch số 165/KH–HLGVN ngày 06/5/2025 của Trung ương Hội Luật gia Việt Nam về việc tổ chức lấy ý kiến trong các cấp Hội về Dự thảo Nghị quyết, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.

16:27 24/05/2025 Tin chi hội IBLA

Những đề xuất sửa đổi, bổ sung mới liên quan hình phạt và tội danh hình sự

Những đề xuất sửa đổi, bổ sung mới liên quan hình phạt và tội danh hình sự

Bên cạnh đề xuất hình phạt mới tù chung thân không xét giảm án; tăng hình phạt tù có thời hạn với một số tội danh xâm phạm an ninh quốc gia; tội phạm về môi trường ; ma túy…Dự thảo BLHS sửa đổi còn bổ sung một số điều luật mới quy định về việc loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp thử nghiệm công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu về đổi mới, sáng tạo; bổ sung thêm 27 tội danh vào nhóm tội danh được quy định tại khoản 2, Điều 14 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) người chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự; ….

06:58 23/05/2025 Pháp luật

Một số ý kiến đóng góp về sửa đổi Điều 110 và 111 Hiến pháp 2013

Một số ý kiến đóng góp về sửa đổi Điều 110 và 111 Hiến pháp 2013

Từ công tác nghiên cứu và thực tiễn giảng dạy, Luật gia Lưu Đức Quang (Hội viên Chi hội Luật gia Tạp chí Pháp lý) có một số góp ý và đề xuất phương án sửa đổi Điều 110 , Điều 111 Hiến pháp năm 2013 .

06:54 23/05/2025 Pháp luật

Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế Tiền Giang tổ chức tập huấn giải pháp chuyển đổi số ứng dụng AI trong nền tảng Luật và Báo chí – Truyền thông

Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế Tiền Giang tổ chức tập huấn giải pháp chuyển đổi số ứng dụng AI trong nền tảng Luật và Báo chí – Truyền thông

Ngày 21/05, tại TP.HCM, Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế Tiền Giang (TGAC) phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ và Phát triển Nhân lực AiOV và Công ty TNHH Giải pháp số DIGISO long trọng tổ chức Lễ ra mắt nền tảng trí tuệ nhân tạo LAWANDPRESS.AI.VN – đồng thời khai mạc chương trình tập huấn chuyên sâu ứng dụng AI trong lĩnh vực Luật và Báo chí – Truyền thông.

16:52 22/05/2025 Thời sự

Thủ tướng đặt nghi vấn khi hàng trăm tấn hàng giả mà cơ quan chức năng không biết

Thủ tướng đặt nghi vấn khi hàng trăm tấn hàng giả mà cơ quan chức năng không biết

Thủ tướng nêu rõ, buôn lậu, làm cả hàng trăm tấn hàng giả mà cơ quan chức năng không biết thì chỉ có 2 khả năng: Một là không còn ý chí chiến đấu, hai là bị mua chuộc, có tiêu cực.

08:47 20/05/2025 Thời sự

ĐBQH: Giao thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm cho TAND tỉnh là phù hợp

ĐBQH: Giao thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm cho TAND tỉnh là phù hợp

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân đã bổ sung việc tăng thẩm quyền về giám đốc thẩm, tái thẩm cho TAND tỉnh, theo ĐBQH Nguyễn Hữu Chính, quy định này là phù hợp.

08:42 20/05/2025 Thời sự

Luật sư công: Thiết chế pháp lý cần bổ sung trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Luật sư công: Thiết chế pháp lý cần bổ sung trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Trong bối cảnh cải cách tư pháp và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, yêu cầu bảo vệ quyền lợi của Nhà nước và nhóm yếu thế ngày càng trở nên cấp thiết. Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị lần đầu tiên đề cập đến việc hình thành chế định “luật sư công” - một thiết chế mới, hướng tới công lý cho mọi người. Bài viết phân tích căn cứ lý luận, kinh nghiệm quốc tế, thực trạng pháp luật Việt Nam và định hướng xây dựng mô hình luật sư công phù hợp.

08:38 20/05/2025 Tin chi hội IBLA

Pháp luật về định giá tài sản trí tuệ: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị

Pháp luật về định giá tài sản trí tuệ: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị

Việt Nam đã và đang tập trung hình thành các thiết chế pháp lý, thúc đẩy định giá tài sản trí tuệ trong một số lĩnh vực của đời sống dân sự và hoạt động doanh nghiệp, tuy nhiên, thực tế áp dụng gặp phải trở ngại khi các quy phạm, chuẩn mực, phương thức cùng điều kiện khách quan chưa thực sự đáp ứng phù hợp, cấp thiết đặt ra yêu cầu nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp cũng như sớm hoàn thiện thể chế pháp luật.

08:35 20/05/2025 Pháp luật

Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân

Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân

Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin xin trân trọng giới thiệu bài viết "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

09:52 19/05/2025 Thời sự

Đảng ủy Trung ương Hội Luật gia Việt Nam phát động triển khai sâu rộng, sáng tạo Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đảng ủy Trung ương Hội Luật gia Việt Nam phát động triển khai sâu rộng, sáng tạo Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thực hiện Kế hoạch số 05 – KH/ĐUMTTQ, CĐTTW ngày 9.4.2025 của Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương về việc tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ I, năm 2025 trong Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương, mới đây, Ban Thường vụ Đảng ủy Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã ban hành Kế hoạch số 58 nhằm triển khai sâu rộng, sáng tạo Cuộc thi tới toàn thể cán bộ, công chức, đảng viên, hội viên đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc Hội Luật gia VN.

09:45 19/05/2025 Tin chi hội IBLA

BÀI ĐỌC NHIỀU
Nghị luận về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình
Nghị luận về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình
Cần sa và những tác hại của cần sa
Cần sa và những tác hại của cần sa
Tác giả Victor Hugo: Cuộc đời và những tác phẩm kinh điển
Tác giả Victor Hugo: Cuộc đời và những tác phẩm kinh điển
Việt - Pháp: Từ đối đầu lịch sử đến đối tác chiến lược toàn diện
Việt - Pháp: Từ đối đầu lịch sử đến đối tác chiến lược toàn diện
Hương vị quê nhà
Hương vị quê nhà
  • Trang chủ
  • Video
  • Ảnh
  • Podcasts
  • E-magazine
  • Infographics
  • Mới nhất
  • Xem nhiều
  • Tin nóng
  • Thời sự
  • Pháp luật
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Khoa học pháp lý
  • Kinh doanh quốc tế
  • Tin chi hội IBLA
  • Giáo dục
  • Văn nghệ

Liên hệ

Tòa soạn Quảng cáo
Tạp chí điện tử Doanh Trí
  • Chính sách bảo mật
Theo dõi trên

Đơn vị chủ quản: Viện Khoa Học Pháp Lý & Kinh Doanh Quốc Tế

Giấy phép số: 06/GP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông TPHCM cấp ngày 18/02/2016.

Trụ sở: 106 Nguyễn Giản Thanh, P.15, Q.10, TP.HCM

Hotline: (028) 3827 2097 | Email: info@ibla.org.vn

© Copyright 2024 - Bản quyền thuộc Doanh Trí.