• Tìm kiếm
Doanh Trí
Doanh Trí
  • Lương nhà giáo được xếp cao nhất liệu có giảm được dạy thêm, học thêm tràn lan?
  • Chặng đường dài chuyển thù thành bạn của quan hệ Việt - Mỹ
  • Soi tiềm lực chủ đầu tư dự án sân golf Cồn Vành
  • Cơ chế vận hành và những giải pháp chính sách chủ yếu cần ưu tiên cho phát triển 13 đặc khu
  • Thủ tướng đề nghị xây dựng thương hiệu cà phê chung giữa Việt Nam và Brazil
  • Loạt trường đại học xét học bạ, chứng chỉ trong tháng 7
Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều
  • Thời sự
  • Pháp luật
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Khoa học pháp lý
  • Kinh doanh quốc tế
  • Tin chi hội IBLA
  • Giáo dục
  • Văn nghệ
    • Video
    • Ảnh
    • Podcasts
    • Infographic
    • eMagazine
img

Thời sự

Chặng đường dài chuyển thù thành bạn của quan hệ Việt - Mỹ

  • Doanh Trí
  • 10:28 14/07/2025

30 năm trước, ngày 11/7/1995, khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, có lẽ ít ai có thể hình dung rằng hai quốc gia từng là cựu thù, ở hai bên chiến tuyến sẽ không chỉ hàn gắn vết thương chiến tranh mà còn trở thành bạn, thành đối tác chiến lược toàn diện, hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực quan trọng, từ kinh tế, quốc phòng đến công nghệ cao.

Chặng đường từ đối đầu cay đắng đến hợp tác bền chặt là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng không kém phần ngoạn mục của quan hệ Việt - Mỹ. Hai bên từ chỗ "rất xa nhau" đã tìm thấy nhau, cùng vượt qua khác biệt, nhân lên những điểm đồng, hòa giải và từng bước xây dựng lòng tin.

32-17521619866681612541321-1752462183.webp
 

Năm 1941, sau khi trở về nước lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức được vai trò và tầm ảnh hưởng của Mỹ đối với nền chính trị thế giới và khu vực, vì vậy Người đã chủ động tìm cách xây dựng mối quan hệ hữu hảo với lực lượng Mỹ đồn trú ở Trung Quốc.

Tháng 2/1945, sau khi lực lượng Việt Minh cứu được Trung úy phi công Mỹ là William Shaw (máy bay của viên phi công này bị quân đội Nhật Bản bắn rơi ở Việt Bắc), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp đưa viên phi công sang trao trả cho Bộ Tư lệnh Không quân số 14 của Mỹ đang đồn trú ở Vân Nam (Trung Quốc). Người đã gặp, trao đổi với Tướng Claire Lee Chennault - Tư lệnh Không quân Mỹ ở Trung Quốc và thiết lập được mối quan hệ với Mỹ và các lực lượng Đồng minh giúp Việt Nam chống Nhật.

Thông qua các cuộc tiếp xúc của Người, Cơ quan tình báo chiến lược OSS của Mỹ (tiền thân của CIA) đã giúp đỡ Việt Minh điện đài, thuốc men và vũ khí nhẹ… Tuy đây chỉ là sự giúp đỡ mang tính tượng trưng, nhưng đã mở ra sự giúp đỡ của các nước đồng minh đối với cách mạng Việt Nam.

Chặng đường dài chuyển thù thành bạn của quan hệ Việt – Mỹ- Ảnh 2.Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp và thành viên đội biệt kích Con Nai, năm 1945.

Ngày 29/8/1945, tại nhà số 48 phố Hàng Ngang, Archimedes L.A.Patti (Trưởng phòng Đông Dương của cơ quan tình báo chiến lược OSS ở Hoa Nam) là người nước ngoài duy nhất được Hồ Chí Minh mời nghe dự thảo bản Tuyên ngôn Độc Lập và trao đổi về một số chủ trương, kế hoạch tương lai của Việt Nam. Trong đó có việc tổ chức ngày Lễ tuyên bố Độc lập của Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945.

Không những vậy, L.A.Patti là một trong số ít người nước ngoài được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời dự lễ công bố Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Trong buổi lễ trang trọng, thiêng liêng nhất của quốc gia, trên khán đài nổi bật khẩu hiệu "Hoan nghênh phái đoàn Mỹ".

Cho nên không phải ngẫu nhiên, những dòng đầu tiên bản Tuyên ngôn Độc lập của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, được Chủ tịch Hồ Chí Minh trích từ nội dung tinh túy nhất trong Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776 "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Sau khi tuyên bố độc lập, tình hình nước ta cực kỳ phức tạp và hết sức nguy nan. Muốn bảo vệ nền độc lập vừa giành được, chính quyền cách mạng non trẻ phải dựa vào sức mạnh của toàn dân, đồng thời còn cần được các cường quốc dân chủ trên thế giới thừa nhận và hậu thuẫn.

Để giải quyết vấn đề hết sức quan trọng đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt kỳ vọng ở Mỹ - cường quốc đồng minh giàu mạnh nhất đã nhiều lần tuyên bố không cho phép Pháp lập lại ách thống trị thực dân và đã có quan hệ tốt đẹp với Việt Minh trong chiến tranh chống phát xít.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động liên hệ với một số nhân vật có tầm ảnh hưởng đối với Chính phủ Mỹ để chuyển thành ý của Chính phủ Việt Nam đồng thời trực tiếp gửi thư đến Tổng thống Mỹ và các chính khách nước Mỹ để tìm kiếm sự ủng hộ của nước Mỹ đối với nền độc lập và chính quyền cách mạng còn non trẻ của Việt Nam.

Trong thư gửi Tổng thống Harry Truman, ngày 18/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Nhân dân Việt Nam hy vọng một cách nghiêm túc sự giúp đỡ to lớn của Chính phủ Mỹ đối với chúng tôi trong cuộc đấu tranh giành độc lập hoàn toàn và xây dựng lại đất nước". Chưa đầy 1 tháng sau, ngày 16/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại có thư gửi Tổng thống Truman bày tỏ mong muốn được hợp tác toàn diện với Mỹ: "Cũng như Philippines, mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để làm cho nền độc lập và sự hợp tác này trở nên có lợi cho toàn thế giới".

Chặng đường dài chuyển thù thành bạn của quan hệ Việt – Mỹ- Ảnh 3.

Bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Mỹ Harry Truman, ngày 16/2/1946.

Chỉ sau hơn 1 năm đất nước giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 8 lần gửi thông điệp, thư, điện cho Tổng thống và Ngoại trưởng Mỹ, giới thiệu tình hình Đông Dương, đề nghị Hoa Kỳ công nhận nền độc lập của Việt Nam, góp phần ngăn chặn cuộc chiến tranh xâm lược do thực dân Pháp gây ra ở Đông Dương. Qua đó cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dốc tâm tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ đối với nền độc lập non trẻ của Việt Nam và xây dựng quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia.

Tiếc rằng, chính giới Mỹ đã không đáp lại tấm thịnh tình và nguyện vọng chính đáng đó và lịch sử đã rẽ sang một hướng khác đầy chông gai. Mỹ đã tiếp tay cho thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam. Sau khi Pháp thua trận, Mỹ trực tiếp can dự, đưa quân xâm lược Việt Nam (1954 - 1975). Tiếp đến là thời kỳ Mỹ thực hiện bao vây, cấm vận toàn diện Việt Nam. Đó là chương bi thương nhất trong lịch sử quan hệ Việt - Mỹ.

33-1752167259015614582797-1752462360.webp
 

Trên thực tế, quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ được khởi động từ rất sớm.

Ngay sau đại thắng mùa xuân, vào tháng 6/1975, Việt Nam đã gửi thông điệp đề nghị Mỹ xúc tiến bình thường hóa với điều kiện Mỹ bồi thường chiến tranh Việt Nam và có trách nhiệm hàn gắn và xây dựng lại Việt Nam.

Trong giai đoạn 1976 - 1977 đã có những nỗ lực đầu tiên nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, tuy nhiên do sự khác biệt trong quan điểm liên quan đến vấn đề bồi thường chiến tranh và vấn đề POW/MIA cùng với tình hình thế giới và khu vực diễn biến bất lợi đã khiến quá trình này không đạt được kết quả như mong đợi.

Sau khi "vấn đề Campuchia" và chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, Mỹ tuyên bố hủy mọi cuộc đàm phán và đẩy mạnh chính sách bao vây, cấm vận đối với Việt Nam, dẫn đến quá trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ bị gián đoạn và ngừng trệ trong suốt thập niên 80 của thế kỷ XX.

Bước sang những năm 90, diễn biến của tình hình thế giới, khu vực và sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của cả Việt Nam và Mỹ đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình bình thường hóa.

Với những nỗ lực không ngừng của hai nước, Mỹ đã từng bước đưa ra các quyết định quan trọng tiến tới từ bỏ cấm vận, bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

aaaaa-1752462438.webp
Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch gặp Ngoại trưởng Mỹ James Baker tại New York, ngày 29/9/1990.
 

Ngày 29/9/1990, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch lần đầu tiên gặp Ngoại trưởng Mỹ James Baker tại New York để bàn về quan hệ hai nước.

Tháng 4/1991, Mỹ đề ra Lộ trình bốn bước trong quan hệ với Việt Nam mà ở cuối mỗi giai đoạn, Mỹ sẽ nâng cấp quan hệ trên các mặt cơ bản.

Tháng 7/1991, Việt Nam cho phép Mỹ mở Văn phòng tìm kiếm quân nhân mất tích (MIA) tại Hà Nội. Đây là cơ quan chính thức đầu tiên của Chính phủ Mỹ thường trú tại Việt Nam kể từ năm 1975.

Tháng 11/1991, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm đi lại, chính thức cho phép khách du lịch, cựu chiến binh, nhà báo, doanh nhân Mỹ thăm Việt Nam.

Tháng 4/1992, Mỹ nới lỏng lệnh cấm vận đối với Việt Nam. Tháng 12/1992, Tổng thống Mỹ George H. W. Bush cho phép các công ty Mỹ mở văn phòng đại diện tại Việt Nam và ký kết hợp đồng sau khi lệnh cấm vận thương mại được bãi bỏ. Tháng 4/1993, Công ty Tư vấn đầu tư và thương mại Việt Nam - Mỹ (VATICO) là công ty đầu tiên của Mỹ đã mở văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Tháng 7/1993, Tổng thống Bill Clinton cho phép WB, IMF có thể cho Việt Nam vay các khoản tín dụng.

Ngày 3/2/1994, Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố bãi bỏ cấm vận và mở cơ quan liên lạc tại Việt Nam. Tháng 2/1995, Việt Nam và Mỹ mở cơ quan đại diện liên lạc tại Thủ đô Washington và Thủ đô Hà Nội.

Và đặc biệt, ngày 11/7/1995, Тöng thống Bill Clinton thay mặt Chính phủ và nhân dân Mỹ ra Tuyên bố về Bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Đáp lại, ngày 12/7/1995, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt ra tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ.

z67922689840491565a7415626039c27852da1e8282b21-175216431836386939485-1752462600.webp
 

Sự kiện này trở thành dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển quan hệ hai nước và là một đóng góp đáng kể với tiến trình hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới, mở ra một trang sử mới trong quan hệ giữa hai quốc gia, hai dân tộc từng đối đầu trực tiếp trong cuộc chiến tranh mang đậm dấu ấn của thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

34-1-17521711557871638286192-1752462677.webp
 

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao đến nay, trong 30 năm qua, quan hệ ngoại Việt – Mỹ đã chứng kiến những bước phát triển rất mạnh mẽ.

Trên tinh thần "gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”, hai nước từ hai phía của một cuộc chiến đã trở thành bạn bè, trở thành đối tác, rồi đối tác toàn diện và đến nay là đối tác chiến lược toàn diện.

Từ khi bình thường hóa quan hệ, nhiều Lãnh đạo Việt Nam đã thăm Hoa Kỳ, đặc biệt là chuyến thăm lịch sử của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 7/2015; đồng thời, tất cả các Tổng thống Hoa Kỳ từ sau khi bình thường hóa quan hệ đều đã thăm Việt Nam, gần đây nhất là chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tháng 9/2023. 

Quan hệ phát triển trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, ngoại giao cho đến kinh tế, thương mại, đầu tư, quốc phòng an ninh, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghê, giao lưu nhân dân và đặc biệt là khắc phục hậu quả chiến tranh.

Chặng đường dài chuyển thù thành bạn của quan hệ Việt – Mỹ- Ảnh 8.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, tháng 2/2019.

Theo Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng, câu chuyện của quan hệ Việt - Mỹ có thể nói là một hành trình hiếm có trong quan hệ quốc tế. Đối với Việt Nam, đây là kết quả của đường lối đối ngoại nhất quán: độc lập, tự chủ, đa phương hóa, hội nhập sâu rộng vì hòa bình và phát triển.

Quan hệ Việt Nam – Mỹ phát triển vì hai bên đã xây dựng được lòng tin, chia sẻ lợi ích chiến lược và cùng cam kết hợp tác thực chất, dựa trên bốn yếu tố nổi bật.

Thứ nhất, là tầm nhìn và quyết tâm chính trị từ lãnh đạo hai nước. Thứ hai, là nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, đặc biệt là tôn trọng độc lập, chủ quyền và thể chế chính trị của mỗi bên. Thứ ba, là nỗ lực chung trong khắc phục hậu quả chiến tranh như tẩy độc, rà phá bom mìn, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam, tìm kiếm người mất tích - những việc làm có giá trị nhân đạo sâu sắc. Và thứ tư, là động lực mạnh mẽ từ hợp tác kinh tế – thương mại, với kim ngạch tăng hơn 200 lần trong 30 năm. Điều đó đã đưa Việt Nam trở thành đối tác hàng đầu của Mỹ tại ASEAN.

Là người chứng kiến những bước phát triển của quan hệ hai nước, Đại sứ Phạm Quang Vinh - nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, Chủ tịch Hội Việt - Mỹ cho rằng có được thành tựu trên trong 30 năm quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ, không phải là một sự ngẫu nhiên mà đó là kết quả của sự nỗ lực và quyết tâm rất cao của nhân dân và Chính phủ cả hai nước.

Trước hết là nỗ lực nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh, tăng cường hiểu biết, hòa giải và xây dựng lòng tin. Đó là việc xây dựng các mối quan hệ dựa trên bình đẳng, công bằng, cùng có lợi và đan xen lợi ích với nhau. Và đó cũng là việc đối thoại vượt qua các khác biệt, nhân lên các điểm đồng và thúc đẩy hợp tác giữa hai bên.

"30 năm không phải là dài nếu so với lịch sử bang giao giữa các dân tộc, nhưng điều đáng mừng là chỉ trong thời khoảng thời gian ngắn đó, quan hệ Việt – Mỹ đã đạt được nhiều bước tiến hết sức ấn tượng mà không phải mối quan hệ nào cũng đạt được", ông Vinh chia sẻ.

Chặng đường dài chuyển thù thành bạn của quan hệ Việt – Mỹ- Ảnh 9.Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam, tháng 9/2023.

Từ những nghi kỵ và khác biệt sâu sắc, hai nước đã kiên trì đối thoại, hợp tác thực chất, đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề hậu quả chiến tranh – yếu tố then chốt xây dựng lòng tin và cùng nhau vượt qua những trở ngại để đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Việc thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện không chỉ là thành quả của quá khứ mà còn là cam kết mạnh mẽ cho tương lai.

Bên cạnh những cơ hội rộng mở, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, song có lẽ đó luôn là cách mà quan hệ Việt - Mỹ đã vượt qua trong suốt 30 năm vừa qua.

Với quyết tâm chính trị mạnh mẽ, sự ủng hộ của người dân và nền tảng vững chắc được xây dựng trong ba thập kỷ, mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi, hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thực chất và bền vững, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển thịnh vượng của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và trên thế giới

vna-potal-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-gap-tong-thong-hoa-ky-joe-biden-7616920-2696-17521731938632031113385-1752462743.webp
 

Thực hiện: MẠNH QUỐC

Thiết kế: QUỲNH CHI

Theo Nguoiduatin.vn

0 Thích
  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Twitter
  • Chia sẻ Pinterest
In
Cùng chủ đề
Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đổi mới tư duy phải là mệnh lệnh xuyên xuất đại hội lần này Thời sự
Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đổi mới tư duy phải là mệnh lệnh xuyên xuất đại hội lần này

Trước yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, điều quan trọng là Hội Luật gia Việt Nam phải đổi...

Việt - Pháp: Từ đối đầu lịch sử đến đối tác chiến lược toàn diện Thời sự
Việt - Pháp: Từ đối đầu lịch sử đến đối tác chiến lược toàn diện

Tác động tích cực của luật Đất Đai 2024 và những vướng mắc pháp lý phát sinh cần tháo gỡ, tạo cơ sở thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển bền vững Bất động sản
Tác động tích cực của luật Đất Đai 2024 và những vướng mắc pháp lý phát sinh cần tháo gỡ, tạo cơ sở thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Là trụ cột pháp lý về quản lý và sử dụng đất, Luật Đất đai 2024 đặt ra kỳ vọng...

Mới cập nhật
Lương nhà giáo được xếp cao nhất liệu có giảm được dạy thêm, học thêm tràn lan?

Lương nhà giáo được xếp cao nhất liệu có giảm được dạy thêm, học thêm tràn lan?

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, để giải quyết căn cơ tình trạng dạy thêm, học thêm thì mức lương không phải là yếu tố duy nhất, vấn đề quan trọng là quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm một cách đúng quy định.

17 giờ trước Giáo dục

Soi tiềm lực chủ đầu tư dự án sân golf Cồn Vành

Soi tiềm lực chủ đầu tư dự án sân golf Cồn Vành

Sân golf Cồn Vành gần 2.200 tỷ đồng được kỳ vọng tạo điểm nhấn du lịch Thái Bình, song tiềm lực chủ đầu tư vẫn là ẩn số với nhiều biến động pháp lý.

18 giờ trước Thời sự

Cơ chế vận hành và những giải pháp chính sách chủ yếu cần ưu tiên cho phát triển 13 đặc khu

Cơ chế vận hành và những giải pháp chính sách chủ yếu cần ưu tiên cho phát triển 13 đặc khu

Từ 01/7/2025, cùng với 3.308 đơn vị hành chính cấp xã mới, cả nước có 13 đặc khu được thành lập theo các Nghị quyết của Quốc hội khóa XV. Cơ chế vận hành của 13 đặc khu có gì khác so với cơ chế vận hành của các đơn vị hành chính cấp xã, so với mô hình đặc khu kinh tế trước đây dự kiến (?) Bài viết sẽ phân tích về cơ chế vận hành, đồng thời đề xuất những giải pháp chủ yếu cần ưu tiên cho phát triển 13 đặc khu.

1 ngày trước Thời sự

Thủ tướng đề nghị xây dựng thương hiệu cà phê chung giữa Việt Nam và Brazil

Thủ tướng đề nghị xây dựng thương hiệu cà phê chung giữa Việt Nam và Brazil

Trưa 5/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Brazil, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và thực hiện các hoạt động song phương tại Brazil.

11:14 07/07/2025 Doanh nghiệp

Loạt trường đại học xét học bạ, chứng chỉ trong tháng 7

Loạt trường đại học xét học bạ, chứng chỉ trong tháng 7

Năm 2025, nhiều trường đại học tiếp tục xét tuyển học bạ THPT. Hiện, nhiều trường đại học nhận hồ sơ xét tuyển các phương thức không dùng điểm thi tốt nghiệp tới ngày 5/7, cá biệt có trường nhận muộn tới ngày 24/7.

09:44 04/07/2025 Giáo dục

Thủ tục sang tên Sổ đỏ theo quy định mới nhất, ai cũng nên biết

Thủ tục sang tên Sổ đỏ theo quy định mới nhất, ai cũng nên biết

Khi sang tên Sổ đỏ, người nhận chuyển nhượng, tặng cho được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trên Giấy chứng nhận đã cấp hoặc được cấp mới Giấy chứng nhận.

09:39 04/07/2025 Bất động sản

Cẩn trọng với trào lưu đăng ảnh căn cước sau sáp nhập địa giới hành chính

Cẩn trọng với trào lưu đăng ảnh căn cước sau sáp nhập địa giới hành chính

Sau khi địa giới hành chính mới được cập nhật từ ngày 1/7, trước tình trạng nhiều người dân tại Quảng Trị đã đăng tải hình ảnh căn cước công dân điện tử lên mạng xã hội để khoe thông tin mới, Công an tỉnh Quảng Trị đã phát đi cảnh báo, khuyến cáo người dân cần cẩn trọng và nâng cao ý thức bảo mật trong không gian mạng.

09:34 04/07/2025 Pháp luật

Cảnh giác chiêu lừa đầu tư tiền ảo, giả danh hỗ trợ đòi lại tài sản

Cảnh giác chiêu lừa đầu tư tiền ảo, giả danh hỗ trợ đòi lại tài sản

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hưng Yên vừa phát đi cảnh báo về 2 phương thức lừa đảo phổ biến, đề nghị người dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa.

09:30 04/07/2025 Pháp luật

Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo - bước đột phá trong việc thể chế hóa các Nghị quyết quan trọng của Đảng

Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo - bước đột phá trong việc thể chế hóa các Nghị quyết quan trọng của Đảng

Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) được Quốc hội khóa XV, kì họp thứ 9 thông qua là bước ngoặt trong quá trình hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế tri thức tại Việt Nam. Luật không chỉ tạo bước đột phá trong việc thể chế hóa các Nghị quyết quan trọng của Đảng mà còn định hình cách tiếp cận hoàn toàn mới, thúc đẩy đổi mới sáng tạo toàn xã hội, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, khuyến khích thương mại hóa kết quả nghiên cứu.

10:30 03/07/2025 Doanh nghiệp

Hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện cho chuyển đổi số phát huy tối đa vai trò trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện cho chuyển đổi số phát huy tối đa vai trò trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bài viết đi sâu phân tích nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng, gắn với những vấn đề như hoàn thiện khung pháp lý cho chuyển đổi số phát huy tối đa vai trò trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

09:08 03/07/2025 Pháp luật

BÀI ĐỌC NHIỀU
Soi tiềm lực chủ đầu tư dự án sân golf Cồn Vành
Soi tiềm lực chủ đầu tư dự án sân golf Cồn Vành
Nghị luận về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình
Nghị luận về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình
Ca dao Lời bàn:  ANH VỀ HỌC LẤY CHỮ NHU - Nguyễn Đình Đại
Ca dao Lời bàn: ANH VỀ HỌC LẤY CHỮ NHU - Nguyễn Đình Đại
Chuyển Đổi Xanh của Doanh Nghiệp Việt Nam: Thực Trạng và Thách Thức
Chuyển Đổi Xanh của Doanh Nghiệp Việt Nam: Thực Trạng và Thách Thức
Cần sa và những tác hại của cần sa
Cần sa và những tác hại của cần sa
  • Trang chủ
  • Video
  • Ảnh
  • Podcasts
  • E-magazine
  • Infographics
  • Mới nhất
  • Xem nhiều
  • Tin nóng
  • Thời sự
  • Pháp luật
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Khoa học pháp lý
  • Kinh doanh quốc tế
  • Tin chi hội IBLA
  • Giáo dục
  • Văn nghệ

Liên hệ

Tòa soạn Quảng cáo
Tạp chí điện tử Doanh Trí
  • Chính sách bảo mật
Theo dõi trên

Đơn vị chủ quản: Viện Khoa Học Pháp Lý & Kinh Doanh Quốc Tế

Giấy phép số: 06/GP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông TPHCM cấp ngày 18/02/2016.

Trụ sở: 106 Nguyễn Giản Thanh, P.15, Q.10, TP.HCM

Hotline: (028) 3827 2097 | Email: info@ibla.org.vn

© Copyright 2024 - Bản quyền thuộc Doanh Trí.