Phong cách sáng tác của Nguyên Du – Đại thi hào dân tộc của Việt Nam

Phong cách sáng tác của Nguyên Du chịu ảnh hưởng từ cuộc đời ông và xã hội lúc bấy giờ. Bằng ngòi bút sắc sảo của mình, Nguyễn Du đã khắc họa rõ nét bức tranh hiện thực thời phong kiến thông qua những kiệt tác thơ ca.

Phong cách sáng tác Nguyễn Du ảnh hưởng từ chính cuộc đời của ông và xã hội phong kiến thời bấy giờ. Thơ ông phản ánh hiện thực, khắc họa được những bất công, tàn bạo của giai cấp thống trị và hy vọng nhỏ nhoi của những người “thấp cổ bé họng” đòi quyền sống, quyền được công bằng.

Với trái tim giàu lòng yêu thương và nhân đạo, Nguyễn Du dùng ngòi bút để nói thay cho tầng lớp bị vùi xuống đáy xã hội. Điểm đặc biệt của thơ văn Nguyễn Du là nhân vật đã biết tự xót thân, thương thay cho số phận của mình.

Thơ Nguyễn Du có tính dân tộc cao, ông sử dụng nhiều chất liệu văn học dân tộc như: Ca dao, tục ngữ, thể thơ lục bát, song thất lục bát,… để sáng tác. Ngôn từ của ông giàu tính biểu cảm và miêu tả, khiến người đọc hình dung rõ nét những nhân vật ông muốn nói đến.

1-1733115289.jpg
 

Nguyễn Du tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ, là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc" và được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới".

Nhận định về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Du

Phong cách thơ Nguyễn Du ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền văn chương hiện đại. Nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học đã để lại những nhận định về Nguyễn Du như sau:

Vũ Văn Pho: Được học Truyện Kiều của Nguyễn Du trên ghế nhà trường, tôi thực sự tự hào vì đất nước mình có một kiệt tác văn học mang tầm thế giới. Đọc Truyện Kiều, nhìn về quá khứ, tôi thấy may mắn vì mình được sinh ra và lớn lên trong xã hội quyền dân chủ được đề cao, con người được tôn trọng, được tự do trong tình yêu lứa đôi.

3-1733115745.jpg
 

Lại Tây Dương: Nhờ Đại thi hào Nguyễn Du, ngôn ngữ dân tộc Việt Nam trở lên lấp lánh, có hồn và tạo ra được bản sắc riêng biệt. Truyện Kiều là một truyện thơ dài với hơn ba nghìn câu nhưng không câu nào “đuối”. Cách nhà thơ sử dụng ngôn ngữ thực sự mang tính phát hiện, sáng tạo, tài tình. Đọc, ngẫm và nghiên cứu Truyện Kiều, tôi đã học được cách dùng từ, sử dụng biện pháp tu từ đạt hiệu quả cao, từ đó vận dụng trong các sáng tác của mình.

Kết luận

Phong cách sáng tác của Nguyễn Du khắc họa xã hội phong kiến tàn bạo và nói lên tiếng lòng của tầng lớp bị vùi dập. Những kiệt tác thơ ca của ông sẽ sống mãi với thời gian và để lại nhiều giá trị cho nền văn học nước nhà.

2-1733115795.jpg