Ca dao Lời bàn: ANH VỀ HỌC LẤY CHỮ NHU - Nguyễn Đình Đại

Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ, Đèn Mỹ Tho khi tỏ khi lu. Anh về học lấy chữ nhu, Chín trăng em đợi mười thu em chờ. "Nhu" là thành phần biểu âm của chữ "nho". Nho là "học trò" tức "người cần dùng" (chữ "nho" gồm có chữ "nhân" và chữ "nhu"). Đạo nho là "đạo của người có học" (do thầy Khổng Tử sáng lập) nên người Việt mình quen gọi chữ Hán là chữ nho, thực ra là chữ thánh hiền (Nhất tự vi sư): Vốn là "Nhất tự vi sư", Ai thêm "bán tự vi sư" cho phiền? "Nhẫn""đao" khứa lên "tim", Đời ta một chữ thánh hiền chửa xong... Trong quyển "Ca dao - tục ngữ Việt Nam" (một giáo viên dạy văn đã cho chúng tôi mượn xem), tác giả Hoài Quỳnh có giải thích về câu ca dao "Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ..." nguyên văn như sau: "Người con gái mong muốn người con trai mình yêu thương nên cố gắng học hành (tức học chữ nho) để lập nên sự nghiệp sáng sủa giống như đèn Sài Gòn chứ nếu không sẽ bị lu mờ như đèn Mỹ Tho, dù có phải chờ đợi chín hay mười năm cô ấy cũng cam lòng..." Lời giải thích trên theo chúng tôi không chính xác vì vào cái thời "đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ", chữ nho đang bị thất thế làm sao giúp chàng "lập nên sự nghiệp" được? Trái lại, những người muốn đi làm cho Pháp ở Sài Gòn thời Pháp thuộc đều phải thông thạo chữ quốc ngữ. Tác giả câu ca dao này có lẽ là một nhà nho yêu nước đã mượn lời người con gái khuyên chàng trai nên từ bỏ "sự nghiệp" giúp việc cho Tây, thà trở về quê sống tuy nghèo khó mà giữ được đạo nhà (đạo nho, đạo trung quân ái quốc). Câu ca dao "Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ... " được sáng tác theo cả ba thể: Phú (Nói thẳng), Tỉ (So sánh) và Hứng (Nổi cảm xúc lên)...

Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ,
Đèn Mỹ Tho khi tỏ khi lu.
Anh về học lấy chữ nhu,
Chín trăng em đợi mười thu em chờ.

"Nhu" là thành phần biểu âm của chữ "nho".

1-1735354808.jpg
 

Nho là "học trò" tức "người cần dùng" (chữ "nho" gồm có chữ "nhân" và chữ "nhu").

Đạo nho là "đạo của người có học" (do thầy Khổng Tử sáng lập) nên người Việt mình quen gọi chữ Hán là chữ nho, thực ra là chữ thánh hiền (Nhất tự vi sư):

Vốn là "Nhất tự vi sư",
Ai thêm "bán tự vi sư" cho phiền?
"Nhẫn" là "đao" khứa lên "tim",
Đời ta một chữ thánh hiền chửa xong...

Trong quyển "Ca dao - tục ngữ Việt Nam" (một giáo viên dạy văn đã cho chúng tôi mượn xem), tác giả Hoài Quỳnh có giải thích về câu ca dao "Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ..." nguyên văn như sau:

"Người con gái mong muốn người con trai mình yêu thương nên cố gắng học hành (tức học chữ nho) để lập nên sự nghiệp sáng sủa giống như đèn Sài Gòn chứ nếu không sẽ bị lu mờ như đèn Mỹ Tho, dù có phải chờ đợi chín hay mười năm cô ấy cũng cam lòng..."

Lời giải thích trên theo chúng tôi không chính xác vì vào cái thời "đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ", chữ nho đang bị thất thế làm sao giúp chàng "lập nên sự nghiệp" được?

Trái lại, những người muốn đi làm cho Pháp ở Sài Gòn thời Pháp thuộc đều phải thông thạo chữ quốc ngữ.

Tác giả câu ca dao này có lẽ là một nhà nho yêu nước đã mượn lời người con gái khuyên chàng trai nên từ bỏ "sự nghiệp" giúp việc cho Tây, thà trở về quê sống tuy nghèo khó mà giữ được đạo nhà (đạo nho, đạo trung quân ái quốc).

Câu ca dao "Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ... " được sáng tác theo cả ba thể: Phú (Nói thẳng), Tỉ (So sánh) và Hứng (Nổi cảm xúc lên)...

 Lời bàn: Nguyễn Đình Đại (BBV)