Nguyễn Thị Sơn
VÀI SUY NGHĨ VỀ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 1
00:00 26/10/2020
Những ngày qua, trên mạng xã hội có nhiều ý kiến quan tâm về sách giáo khoa lớp 1. Tôi thấy có nhiều quan điểm tích cực khi phân tích giữa lý thuyết và thực hành. Từ thực tế công tác trong ngành giáo dục nhiều năm, tôi thật sự cũng quan tâm. Tôi suy nghĩ thế này:
Những ngày qua, trên mạng xã hội có nhiều ý kiến quan tâm về sách giáo khoa lớp 1.
Tôi thấy có nhiều quan điểm tích cực khi phân tích giữa lý thuyết và thực hành.
Từ thực tế công tác trong ngành giáo dục nhiều năm, tôi thật sự cũng quan tâm. Tôi suy nghĩ thế này:
1. Các cháu vào lớp 1 là 6 tuổi, ở tuổi này đã nói tiếng mẹ đẻ rất sõi, vốn "từ nói" tương đối biết nhiều liên quan đến thưa gửi cha mẹ ông bà, ăn uống, chơi các trò chơi...
2. Khi các cháu vào học lớp 1 là học làm quen mặt chữ, đọc và viết chữ, ráp chữ một cách tự nhiên những lời nói cháu đã quen nói hằng ngày.
3. Đầu tiên các cháu làm quen với 5 chữ nguyên âm a, e, i, o, u, các dấu huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã, các dấu trên các chữ ô, ơ, ư, â, ă, ê... sau đó làm quen dần với các phụ âm và ráp chữ một cách tự nhiên.
4. Tôi nghĩ không cần thiết phải bắt các cháu học theo từ chương.
5. Tôi đưa ra ví dụ nhé.
Ba thăm bà nội
Ngày tám tháng ba
Ba mua hoa đẹp
Tặng mẹ và bà
Bé đến chào bà
Bà nội khỏe không
Cháu gãi lưng bà
Bà có thích không?
* Như thế đối với cháu 6 tuổi, những lời nói này rất thông dụng với các cháu, các cháu tập đọc sẽ hiểu ngay và sẽ dễ nhớ bài văn vần
* Trong bài này có đủ 5 nguyên âm a, e, i, o, u; có đủ các dấu huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã; có các dấu mũ ô, ê, ă, ư. Các cháu viết từ từ sẽ nhớ.
* Tôi nghĩ rằng thật sự viết một cuốn sách giáo khoa không dễ chút nào. Nhưng không nên viết và đọc theo kiểu đánh vần: a, ngờ a nga, ã ngờ ã ngã, chỉ thêm rối cho các cháu.
Chỉ là suy nghĩ thôi. Tôi không có tham vọng viết sách giáo khoa cho lớp 1 đâu nhé.
Nguyễn Thị Sơn