Nguyễn Thị Sơn

TPP – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

 

Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương

(The Trans-Pacific Partnership - TPP) 

Mọi người cùng đặt ra câu hỏi: Cơ hội và thách thức. Ai có lợi, ai băn khoăn, lo lắng? ...

Nếu nói về cục diện quốc gia, sẽ có rất nhiều cơ hội, rất nhiều người có lợi:

1)    Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ có lợi về chính sách thuế của khu vực, chính sách thị trường, tự do thương mại với tất cả các quốc gia thành viên của TPP. Với khả năng về vốn, về thương hiệu, về công nghệ, chắc chắn họ sẽ thắng.

2)    Các doanh nghiệp trong nước có nhiều kinh nghiệm thị trường và nguồn lực trong nước sẽ có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu nhiều hơn với các nước thành viên TPP, sẽ có cơ hội hợp tác tốt hơn với các nhà đầu tư nước ngoài.

3)    Người lao động Việt Nam kể cả người nước ngoài làm việc ở Việt Nam, các chuyên gia, các nhà khoa học chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội về việc làm khi thị trường mở rộng.

4)    Người tiêu dùng được nhiều sự chọn lựa về hàng hóa ngày càng đẹp, càng phong phú với giá cả rẻ hơn do thuế nhập khẩu rẻ hơn, do cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà sản xuất.

5)    Nhà nước thu thuế nhiều hơn. Mọi người thấy giảm thuế nhập khẩu thì suy nghĩ nhà nước thất thu. Thật ra nhà nước sẽ thu nhiều hơn, chẳng hạn Thuế Thu nhập Doanh nghiệp khi các công ty làm ăn có hiệu quả, Thuế Thu nhập cá nhân khi người lao động được hưởng lương cao, Thuế trị giá gia tăng đánh vào người mua, người tiêu dùng. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xa xỉ (khi đời sống nhân dân tăng cao, họ sẵn sàng tiêu sắm những hàng hóa xa xỉ như bia rượu, xe ô tô...)

Nhưng khi tham gia Hiệp định TPP, doanh nghiệp Việt Nam và các nhà quản lý kinh doanh cũng sẽ có rất nhiều thách thức, thậm chí khó khăn:

1)    Sẽ có nhiều nhà đầu tư của nhiều quốc gia khác đầu tư vào Việt Nam để được hưởng các quyền lợi của TPP về thị trường, về chính sách thuế, quy chế xuất xứ của sản phẩm. Như thế nhà đầu tư nước ngoài sẽ khai thác các lợi thế về nhân công rẻ, nguồn nguyên liệu tại chỗ như nhà đầu tư trong nước. Điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh không cân sức về giá, công nghệ, mẫu mã sản phẩm giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước.

2)    Sẽ có sự cạnh tranh gay gắt hơn về việc thu hút lao động giỏi. Nhà đầu tư nước ngoài luôn luôn có sự thu hút hấp dẫn hơn về tiền lương và các cơ hội thăng tiến cho người lao động. Như thế doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối diện với việc những người tài giỏi sẽ bỏ doanh nghiệp trong nước sang làm việc cho công ty nước ngoài.

3)    Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là sự thách thức với các nhà quản lý và người dân. Sẽ có những câu hỏi: Người dân cần nhiều việc làm tốt hay cần môi trường sống tốt?... Người dân cần phát triển công nghệ mới hay cần giữ ruộng vườn?,… người dân cần thép hay cần cá, cần biển xanh?….

 

 

 

Nguyễn Thi Sơn

 

 

Nguyễn Thị Sơn