Ngày nay khi chiến tranh đã lùi về dĩ vãng, chúng ta - những người đã từng sống vào những thời điểm đó cũng như những người Sài Gòn - Gia Định - đều biết đến một tập đoàn xây dựng lớn của Hoa Kỳ đó là tập đoàn RMK - BRJ. Tập đoàn này đã xây dựng rất nhiều công trình quân sự cũng như dân sự cho cả quân đội Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Ngoài tập đoàn này ra còn một tập đoàn nữa là Pacific nhưng tôi không tìm thấy tài liệu nên không đề cập ở đây.
Đã có môt thời dân Việt mình đổ xô đi làm cho hãng RMK-BRJ vì lương được trả tất cao. Cổng Phi Long Tân Sơn Nhất đông nghẹt những người xin việc. Nhiều thợ mộc của mình lúc đầu không biết cách ráp đầu hai cây theo kiểu Mỹ đều bị loại khi thi tuyển về sau mới biết cách là chỉ ráp hai đầu lại và nẹp hai bên là hai đoạn cây cùng kích thước và đóng đinh lại là đúng theo ý muốn của MK-BRJ.
"RMK-BRJ" liên doanh được thành lập vào năm 1965 bao gồm Raymond International, Morrison Knudson, Brown & Root, and JA Jones Construction. Tập đoàn này đã được trao quyền độc quyền tại Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho chiến tranh "của Mỹ", như người Việt gọi nó. RMK-BRJ sau đó đã vào Việt Nam để xây dựng tất cả các cảng biển, các căn cứ quân sự, đường giao thông, cảng hàng không tại Việt Nam, từ khu phi quân sự đến đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm cả cảng Cam Ranh và tổng kho Long Bình. Các công ty liên doanh trên đã kết thúc hợp đồng khi chiến tranh kết thúc; Tuy nhiên, tất cả bốn công ty Mỹ vẫn hoạt động tại Mỹ và trên khắp thế giới và một số thậm chí vẫn hoạt động ở Việt Nam như hiện nay.
Nhãn hiệu của tập đoàn RMK-BRJ trên một hôp quẹt Zippo
Tháng giêng năm 1962, tập đoàn RMK mở văn phòng tạm thời tại khách sạn Caravelle. Từ năm 1965 do sự phát triển các hoạt động, tập đoàn RMK liên kết với tập đoàn BRJ thành tập đoàn liên doanh RMK-BRJ điều này khiến không gian của văn phòng tạm thời trở nên chật chội nên sau đó vài tháng, văn phòng chính thức mới được khai trương tại số 2 đường Duy Tân (Phạm Ngọc Thạch).
Tòa nhà dùng làm văn phòng chính thức của RMK - BRJ là tòa nhà chính công ty, nay thì tòa nhà này không còn nữa thay vào đó là tòa nhà Diamond Plaza
Sơ đồ tổ chứa của RMK-BRJ
Lớp huấn luyện thư ký
Lớp huấn luyện cho công nhân
Dàn máy điện toán Dual Control Data 3100 Mainframes của RMK-BRJ đặt tại bộ chỉ huy hải quân Hoa Kỳ tại Sài Gòn năm 1970
Đầu tiên nó là tập đoàn KBR về sau liên doanh với tập đoàn xây dựng của Mỹ RMK-BRJ, được thành lập để thực hiện xây dựng theo một hợp đồng cho Hải quân Hoa Kỳ ở Việt Nam trong thập niên 60 và đầu thập niên 70. Trong quá trình hoạt động của mình, tập đoàn đã tuyển 8.600 người Mỹ và hơn 51.000 người Việt. Họ xây dựng sáu cảng sáu căn cứ hải quân, tám đường băng máy bay phản lực 10.000 feet dài, mười hai sân bay, hai mươi bệnh viện, mười bốn triệu feet vuông kho lưu trữ và hai mươi trại cơ sở bao gồm cả nhà ở cho 450.000 quân nhân và gia đình. Trong thời gian ngắn, họ đặt ở miền nam Việt Nam gần 2 tỷ dollars các loại thiết bị và cơ sở hạ tầng.
(thực tế số lượng công nhân người Việt làm việc cho tập đoàn đã lên tới con số là 400.000)
RMK-BRJ đã lập hai tổng kho hậu cần vật tư lớn tại Thủ Đức Và Cam Ranh.
Từ ngày thành lập cho đến khi chấm dứt hoạt động, RMK-BRJ đã xây dựng một số công trình tiêu biểu như sau:
1. Cầu Sài Gòn
2. Cầu Nam Ô
3. Tòa đại sứ Hòa Kỳ
4. Trường bộ binh Đà Lạt
5. Khu Tân Cảng
6. Trụ sở MACV
7. Bộ chỉ huy lục quân Hoa Kỳ Long Bình
8. Xa lộ Biên Hòa
9. Quốc lộ 15 (51) đi Vũng Tàu
Và còn nhiều công trình nữa.
Cuối năm 1972, RMK-BRJ chấm dứt hoạt động tại Việt Nam. Trong buổi lễ đại sứ Hoa Kỳ Ellsworth Bunker đã ký kết bàn giao cho phía Việt Nam Cộng Hòa toàn bộ thiết bị vật tư của RMK-BRJ để lại.
Ở Thủ Đức hiện nay vẫn còn tồn tại cái tên ngả tư RMK gần nhà máy nhiệt điện nơi ngày xưa RMK-BRJ đặt depot ở đây .
Một số hình ảnh về hoạt động của tập đoàn RMK - BRJ
Để biết chi tiết hơn xin đọc thêm bài dưới đây:
Southeast Asia:Building the Bases, The History of Construction in Southeast Asia
Southeast Asia:Building the Bases, The History of Construction in ...
https://books.google.co.uk/.../Southeast_Asia_Building_the_Bases_The...
Xin cảm ơn bài viết và hình ảnh của Thầy Thảo