Quốc hội bàn chính sách đột phá tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực, vươn tầm quốc tế

Tiếp tục kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, hôm nay 15.5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ sẽ trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân . Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, mục tiêu xây dựng nghị quyết nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp tiên phong, vươn tầm quốc tế.
1-1747279906.jpg

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng

Nghị quyết thể chế hóa 5 chính sách lớn được nêu chủ trương trong Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị

Đó là các chính sách lớn: cải thiện môi trường kinh doanh; hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh; hỗ trợ tài chính, tín dụng và mua sắm công; hỗ trợ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực; hỗ trợ hình thành doanh nghiệp vừa và lớn, doanh nghiệp tiên phong.

Dự thảo nghị quyết quy định việc thanh tra và kiểm tra với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không được quá 1 lần/năm, trừ trường hợp có bằng chứng vi phạm rõ ràng. Xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn; cũng như miễn kiểm tra thực tế tại các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tuân thủ tốt pháp luật…

Đặc biệt, phân định rõ trách nhiệm pháp nhân với cá nhân. Với các vi phạm, vụ việc về dân sự, kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước; tổ chức cá nhân vi phạm được chủ động khắc phục vi phạm, thiệt hại. Ngay cả với vi phạm đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế chủ động, kịp thời và toàn diện trước. Đây cũng là căn cứ quan trọng để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khi quyết định khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử…

Nghị quyết cũng quy định không áp dụng hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Phân biệt rõ tài sản hình thành hợp pháp với tài sản từ hành vi vi phạm pháp luật.

Về cải cách thủ tục hành chính, các quy định tại dự thảo được xây dựng trên nguyên tắc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm tác động bất lợi trong công tác quản lý nhà nước, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, dự thảo nghị quyết đã thể hiện rõ tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương, như giao UBND cấp tỉnh quy định chi tiết về sử dụng ngân sách nhà nước địa phương trong thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

NQ phân định rõ trách nhiệm pháp nhân với cá nhân. Với các vi phạm, vụ việc về dân sự, kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước; tổ chức cá nhân vi phạm được chủ động khắc phục vi phạm, thiệt hại. Ngay cả với vi phạm đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế chủ động, kịp thời và toàn diện trước. Đây cũng là căn cứ quan trọng để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khi quyết định khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử…

Đề xuất loạt cơ chế đặc thù về đất đai, lãi suất cho doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp công nghệ cao, khởi nghiệp sáng tạo có thể được giảm ít nhất 30% tiền thuê đất trong 5 năm tại các khu, cụm công nghiệp; vay vốn rẻ và miễn thuế 2 năm.

Về hỗ trợ tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh, dự thảo nghị quyết quy định doanh nghiệp công nghệ cao, nhỏ và vừa, khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ giảm ít nhất 30% tiền thuê đất trong 5 năm đầu từ thời điểm ký hợp đồng với chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu, cụm công nghiệp và vườn ươm công nghệ. Khoản hỗ trợ tiền thuê đất này sẽ được Nhà nước hoàn trả cho chủ đầu tư theo quy định.

Hiện cả nước có gần 450 khu công nghiệp, với tổng diện tích khoảng 93.000 ha. Song thực tế các doanh nghiệp nhỏ và vừa có ít cơ hội tiếp cận, giá thuê đất còn cao với khả năng chi trả của họ.

UBND cấp tỉnh sẽ xác định quỹ đất đảm bảo dành bình quân tối thiểu 20 ha một khu, cụm công nghiệp hoặc 5% tổng quỹ đất đã đầu tư kết cấu hạ tầng dành cho doanh nghiệp công nghệ cao, nhỏ và vừa, khởi nghiệp sáng tạo thuê lại. Ngoài ra, các doanh nghiệp này có thể được thuê nhà, đất là tài sản công chưa hoặc không sử dụng tại địa phương.

Về hỗ trợ tín dụng, doanh nghiệp, hộ và cá nhân kinh doanh được hỗ trợ lãi suất 2% một năm khi vay vốn để thực hiện các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng khung tiêu chuẩn môi trường, xã hội, quản trị (ESG).

Các startup, công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo với khoản thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Cá nhân, tổ chức được miễn thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp với khoản chuyển nhượng cổ phần, vốn góp vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Chuyên gia, nhà khoa học được miễn thuế thu nhập cá nhân 2 năm, giảm 50% thuế này trong 4 năm tiếp theo với tiền lương, tiền công nhận từ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D)...

Để tháo gỡ nút thắt về tiếp cận vốn, tăng năng lực tài chính cho kinh tế tư nhân, dự thảo nghị quyết đưa ra một số giải pháp về hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp cho các dự án xanh, tuần hoàn, ESG; hỗ trợ tài chính qua Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, ưu đãi thuế, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu.

Cạnh đó, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo...

Miễn thuế thu nhập cá nhân 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các chuyên gia, nhà khoa học nhận được từ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu phát triển... Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 3 năm đầu thành lập kể từ thời điểm được cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

Chấm dứt hình thức nộp thuế theo phương pháp khoán thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh từ ngày 1.7.2026. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo pháp luật về quản lý thuế. Đồng thời, chấm dứt việc thu lệ phí môn bài từ 1.1.2026.

Dự thảo nghị quyết quy định Nhà nước xây dựng và triển khai chương trình hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp vừa và lớn, tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu thông qua 2 chương trình: Chương trình phát triển 1.000 doanh nghiệp tiêu biểu, tiên phong trong khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.

Chương trình vươn ra thị trường quốc tế (Go Global) để hỗ trợ về thị trường, vốn, công nghệ, thương hiệu, kênh phân phối, logistics, bảo hiểm, tư vấn, pháp lý, giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, mua bán sáp nhập, kết nối với các tập đoàn đa quốc gia.

Chính sách cần phải đảm bảo khả thi

Góp ý tại phiên họp chiều 14/5, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, cơ quan soạn thảo - Bộ Tài chính, đã làm việc tích cực để kịp tiến độ thông qua Nghị quyết vào cuối tuần này. "Đây là nghị quyết ngắn gọn với những đột phá mới trong phát triển kinh tế tư nhân", ông nói.

Tuy nhiên, ông yêu cầu các cơ quan rà soát nội dung về hỗ trợ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh... để đảm bảo bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài.

"Cần thay đổi tư duy, Nhà nước kiến tạo, phục vụ thay vì kiểm soát", Chủ tịch Quốc hội nói đồng thời đề nghị rà soát các nhóm được thụ hưởng, nguồn lực thực hiện chính sách để đảm bảo khả thi.

2-1747279898.jpg

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp chiều tối 14/5. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Bởi theo Chủ tịch QH, cần rút kinh nghiệm một số chính sách trước đây, như hỗ trợ lãi suất vay 2% đạt kết quả thấp. "Việc này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có tiêu chí đối tượng cho vay chưa rõ ràng, tâm lý e ngại công tác thanh kiểm tra...", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy góp ý chỉ nên chọn những vấn đề "đã chín, đã rõ, thực hiện được ngay để đưa vào nghị quyết". Ông cũng đề nghị bổ sung cơ chế giám sát, kiểm soát rủi ro khi thực hiện các chính sách đặc thù này. "Chính sách mở hết mà không có chế định ràng buộc thì phải cân nhắc. Cần có những quy định để hài hoà và cân bằng", ông Huy đặt vấn đề.

Giải trình rõ thêm tại phiên họp, Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho hay việc lựa chọn nội dung nào đưa vào dự thảo nghị quyết là vấn đề rất khó. Chẳng hạn, các quy định về trách nhiệm hình sự, thanh kiểm tra... có thể chưa cụ thể hóa hơn những điều đã nêu tại Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, song "là chủ trương lớn, cộng đồng doanh nghiệp mong chờ". Việc đưa vào dự thảo nghị quyết các quy định như vậy, theo Phó thủ tướng, thể hiện thông điệp của Quốc hội và định hướng triển khai, sửa các luật tiếp theo.

"Cần thay đổi tư duy, Nhà nước kiến tạo, phục vụ thay vì kiểm soát", Chủ tịch Quốc hội nói đồng thời đề nghị rà soát các nhóm được thụ hưởng, nguồn lực thực hiện chính sách để đảm bảo khả thi. Bởi theo Chủ tịch QH, cần rút kinh nghiệm một số chính sách trước đây, như hỗ trợ lãi suất vay 2% đạt kết quả thấp. "Việc này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có tiêu chí đối tượng cho vay chưa rõ ràng, tâm lý e ngại công tác thanh kiểm tra...", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Thẩm tra trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho rằng dự thảo nghị quyết cần nêu rõ quy mô, diện tích trong từng khu, cụm công nghiệp dành cho các doanh nghiệp được hỗ trợ. Việc này nhằm tránh cơ chế xin - cho, trục lợi chính sách và gây khó khăn hoạt động doanh nghiệp.

Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị bổ sung quy định về hình thức hoàn trả cho chủ đầu tư, tương ứng hình thức trả tiền thuê đất khu, cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ là trả tiền một lần hay hàng năm.

Tương tự, các quy định về hỗ trợ tài chính, tín dụng cũng như hỗ trợ thuế, lệ phí cũng cần rõ tiêu chí xác định nhóm được vay. Các ngân hàng thương mại, cơ quan Nhà nước tự quyết, tự chịu trách nhiệm khi thực hiện chính sách.

Dự kiến, dự thảo nghị quyết sẽ được trình Quốc hội thông qua vào 17/5.

 Anh Dương

Theo Phaply.net