Tăng cường liên kết giữa pháp luật và công nghệ mới tại Việt Nam

Ngày 16/04 tại Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM, Khoa Luật đã tổ chức buổi Hội thảo khoa học với chủ đề: “Pháp luật và công nghệ mới”.
1-1744852376.jpg

Quanh cảnh tại buổi hội thảo

Tham dự hội thảo có các đại biểu khách mời: PGS.TS Lê Vũ Nam – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM; Luật gia Ung Thị Xuân Hương – Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM;  PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nhung – Trưởng Khoa Luật, Trường ĐH Kinh tế Luật, ĐHQG TP.HCM; PGS.TS Ngô Hữu Phước Trưởng Khoa Luật Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế Luật, ĐHQG TP.HCM; ThS. LS. Trần Văn Nhiên Giám đốc Pháp chế & Tuân Thủ Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam cùng các diễn giả và các thầy cô Khoa Luật, nghiên cứu sinh, học viên cao học và các bạn sinh viên Khoa Luật UEL.

2-1744852389.jpg

PGS.TS Lê Vũ Nam – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc Hội thảo PGS.TS Lê Vũ Nam – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM cho biết: Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển bùng nổ của công nghệ, Hội thảo khoa học với chủ đề "Ngành Luật và Công nghệ mới: Xu thế tất yếu trong đào tạo luật tại Việt Nam" đã tập hợp nhiều ý kiến nghiên cứu quan trọng từ các chuyên gia, giảng viên và nhà nghiên cứu luật học. Sự kiện diễn ra với mong muốn tìm hiểu và xây dựng những giải pháp khả thi để cải tiến giáo dục và đào tạo ngành luật tại Việt Nam, nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của thị trường công nghệ hiện đại.

Hội thảo đưa ra những tham luận để thảo luận và trao đổi như “Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh và quyền tiếp cận công lý” qua phần trình bày của diễn giả PGS.TS. Đoàn Thị Phương Diệp (Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM), TS. Dương Kim Thế Nguyên; Tham luận “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động tư pháp thông qua trợ lý ảo tòa án nhân dân” được trình bày từ TS Huỳnh Phạm Duy Anh, ThS Phạm Thị Thục Anh (Trường ĐH Kinh tế  Luật, ĐHQG TP.HCM) và tham luận “Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát theo quy định tại dự thảo luật công nghiệp công nghệ số” qua sự trình bày của diễn giả ThS. Luật gia Lưu Minh Sang (Trường ĐH Kinh tế  Luật, ĐHQG TP.HCM).

Mở đầu Hội thảo, PGS.TS. Đoàn Thị Phương Diệp giới thiệu về trí tuệ nhân tạo tạo sinh (gen AI) là một công cụ có khả năng tạo ra nội dung mới từ kiến thức đã biết, bao gồm văn bản, hình ảnh và âm nhạc. AI tạo sinh học ngôn ngữ và các lĩnh vực phức tạp, cho phép giải quyết vấn đề hiệu quả. Trong lĩnh vực pháp lý, việc áp dụng AI tạo sinh có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đặt ra câu hỏi về tính phụ thuộc vào dữ liệu do con người cung cấp. Bài viết không chỉ khám phá ứng dụng AI trong thực thi quyền tiếp cận công lý mà còn phân tích liệu AI có thể nâng cao quyền cơ bản này hay không. Vấn đề này đặc biệt quan trọng vì quyền tiếp cận công lý là quyền phổ quát của con người.

3-1744852389.jpg

PGS.TS. Đoàn Thị Phương Diệp Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM trình bày tham luận

Tại phần tham luận của mình, TS. Huỳnh Phạm Duy Anh chia sẻ từ năm 2022, Tòa án nhân dân tối cao đã triển khai dự án Trợ lý ảo Tòa án nhân dân, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo dựng hệ thống Tòa án điện tử và hỗ trợ Thẩm phán cũng như Thư ký tòa. Đây là dự án đầu tiên áp dụng công nghệ AI toàn ngành, kéo theo nhiều thử thách về nghiệp vụ, chuyên môn và kỹ thuật. Bài viết sẽ phân tích những thách thức này, đồng thời xem xét độ minh bạch, tính liêm chính và khả năng tích lũy tri thức của phần mềm dựa trên Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 25059: 2023 về mô hình chất lượng AI. Cuối cùng, tác giả sẽ đưa ra khuyến nghị nhằm hoàn thiện phần mềm, không chỉ hỗ trợ công chức trong ngành Tòa án mà còn mở rộng khả năng tiếp cận cho đương sự, nhằm tiết kiệm chi phí và thúc đẩy tiến trình tố tụng, đồng thời nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân.

4-1744852389.jpg

TS. Huỳnh Phạm Duy Anh, Trường ĐH Kinh tế  Luật, ĐHQG TP.HCM chia sẻ tại buổi Hội thảo

Cũng tại hội thảo ThS. Lưu Minh Sang Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM trình bày về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) là giải pháp pháp lý cho phép thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới trong môi trường pháp lý hạn chế, nhằm hỗ trợ đổi mới sáng tạo và bảo vệ người tiêu dùng. Sandbox xuất hiện khi các quy định truyền thống không theo kịp sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số. Nhiều quốc gia đã áp dụng thành công sandbox để quản lý lĩnh vực công nghệ số như tài chính, trí tuệ nhân tạo và blockchain. Tại Việt Nam, quy định về sandbox được đề xuất trong dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Tuy nhiên, các quy định trong Dự thảo luật vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Bài viết sẽ phân tích cơ sở lý luận, thực trạng xây dựng sandbox tại Việt Nam và đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định.

5-1744852389.jpg

ThS. Lưu Minh Sang Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM trình bày ý kiến của mình

Cuối buổi Hội thảo là phần đặt câu hỏi, trong đó Bùi Thị Đoan Trang là sinh viên năm cuối của Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM Khoa Luật Dân Sự có câu hỏi rằng: “Với sự phát triển nhanh chóng của AI, thế hệ chúng em sẽ gặp khó khăn gì, và liệu có cần thiết phải hạn chế sự phát triển này hay không”. Các diễn giả cho rằng xu thế tất yếu cần mở ngành luật công nghệ mới là chuỗi ý tưởng bởi vì trên thế giới có gần 30 ĐH cũng đang áp dụng điều này ví dụ như ĐH ở Singapore hay Mỹ là những nước có sự tiến bộ về công nghệ vượt bậc và có các chuyên ngành trong trường về luật và công nghệ. Trên thực tế Việt Nam chúng ta cũng có những ngành nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, Luật công nghệ thông tin và đối với thế hệ trẻ nên cần những hiểu biết nhất định và sâu rộng để có thể tiếp cận đổi mới tiến bộ hơn.

6-1744852389.jpg

Bùi Thị Đoan Trang sinh viên năm cuối Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCMKhoa Luật Dân Sự đặt ra câu hỏi cho các diễn giả

Một số hình ảnh của buổi Hội thảo:

7-1744852389.jpg
8-1744852389.jpg
9-1744852389.jpg
10-1744852390.jpg

 Ngọc Phụng – Hoàng Yến

Theo Phaply.net