Bài viết mới nhất từ Đặng Hiên
GỬI TRÒ
Sao gặp nhau, rồi cứ phải chia tay?
Con tàu đến, rồi đi nhanh quá đỗi
Sân ga cô đơn, tự mình không hiểu nổi
Năm tháng vơi đầy… nỗi nhớ, niềm thương.
Ngày lại ngày, sách vở tới trường
Vui trong niềm vui của học trò nhỏ
Như sống lại những phút giây kỉ niệm
Của một thời trung học phổ thông
Có tiết học, Trò cũ nhớ không
Cả Thầy, Trò gửi hồn qua cửa sổ
Đều mơ mộng về cánh đồng hoa cỏ
Khi nói về “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”
Có những tiết học trôi vuột thật nhanh
Thấy thời gian chạy vèo qua cửa sổ
Khi Thầy nhắc “Vội vàng”, một phút
Dặn Trò rằng: Sống để yêu thương
Và dặn trò hãy biết vấn vương
Biết xót thương mảnh đời “Chị Dậu”
Biết trân trọng tấm lòng “Lão Hạc”
Biết cảm thông Người đàn bà
trên “Chiếc thuyền ngoài xa”…
Dẫu biết rằng biển rộng bao la
Cả Thầy, Trò đều chỉ là cát bể
Nhưng hãy gắng thật nhiều khi có thể
Bởi: Ta sinh ra chỉ một lần!
GV. ĐẶNG HIÊN
SỰ CHIA SẺ GẮN BÓ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ. Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Ai sống trong đời lại không được cha mẹ sinh ra? Có mấy ai lớn lên, mà không nhờ ơn mẹ cha dưỡng dục? Có thể nói, công ơn sinh thành nuôi dưỡng của mẹ cha không gì so sánh được. Đặc biệt, trong văn hóa của người phương Đông, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái có sự gắn bó và khăn khít. Nhưng theo dòng chảy của cuộc đời, sự du nhập mới mẻ của tư tưởng văn hóa phương Tây thì mối liên kết giữa cha mẹ và con cái đang ngày càng độc lập và tách biệt hơn.