Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về lợi ích của cơ chế mua bán điện trực tiếp
00:00 10/10/2024
Gần 40% doanh nghiệp châu Âu ở Việt Nam mong đợi hưởng lợi từ cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Đây là kết quả khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) trong báo cáo Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI) quý III vừa công bố. Hiệu lực từ 3/7, Nghị định 80 của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) cho phép các nhà sản xuất năng lượng tái tạo được phép bán điện trực tiếp cho các khách hàng tiêu thụ điện trung bình từ 200.000kWh mỗi tháng.
Gần 40% doanh nghiệp châu Âu ở Việt Nam mong đợi hưởng lợi từ cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Đây là kết quả khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) trong báo cáo Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI) quý III vừa công bố.
Hiệu lực từ 3/7, Nghị định 80 của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) cho phép các nhà sản xuất năng lượng tái tạo được phép bán điện trực tiếp cho các khách hàng tiêu thụ điện trung bình từ 200.000kWh mỗi tháng.
Theo khảo sát của EuroCham, DPPA được cho là sẽ mang lại lợi ích lớn nhất đối với nhóm ngành dịch vụ và các doanh nghiệp quy mô lớn. Cụ thể, một phần tư nhà cung cấp dịch vụ và các công ty có 100 nhân viên trở lên dự đoán rằng DPPA sẽ mang lại lợi ích cho họ ở mức độ vừa phải hoặc đáng kể.
Có khoảng 7.000 khách hàng tại Việt Nam đủ điều kiện tiêu thụ lớn để tham gia DPPA. Họ có thể mua trực tiếp từ nhà sản xuất điện tái tạo qua đường dây điện độc lập hoặc sử dụng lưới điện quốc gia do Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý.
Tuy nhiên, theo cập nhật của Cục Điều tiết điện lực, đến nay chưa có doanh nghiệp nào đăng ký tham gia cơ chế DPPA. Một số lý do phổ biến như doanh nghiệp lớn cần có đầu mối nhà cung cấp điện tái tạo có công suất đủ lớn để mua. Khách hàng tiềm năng cũng đang trong quá trình tìm kiến, thương thảo nên cần thêm thời gian.
Sử dụng năng lượng tái tạo đang là ưu tiên lớn của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu, nhằm đạt được các mục tiêu về trung hòa carbon và ESG mà họ đặt ra. Báo cáo cho hay, gần một nửa (47,4%) các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam tự tin có thể hoàn toàn chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo vào năm 2050. Tuy nhiên, họ cho rằng vẫn còn khó việc hiểu và triển khai các chính sách liên quan.
Đánh giá tình hình hoạt động chung, chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý III của EuroCham tăng lên 52 điểm từ mức 51,3 điểm của tháng trước và 45,1 điểm hồi cùng kỳ 2023. Chỉ số trên 50 phản ánh tâm lý tích cực. Gần một nửa (47,4%) doanh nghiệp châu Âu tin rằng tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam sẽ cải thiện trong quý IV. Triển vọng dài hạn cũng ở mức cao, với 69,3% kỳ vọng về môi trường kinh doanh thuận lợi trong vòng 5 năm tới.
"Bất chấp những căng thẳng kinh tế gần đây do bão Yagi gây ra, sự kiên cường và thích ứng của cả nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp châu Âu đang hoạt động tại đây được thể hiện rõ qua khảo sát", ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch EuroCham, nhận xét.
Viễn Thông Báo VnExpress