Một số vướng mắc từ thực tế áp dụng Luật Trọng tài thương mại và đề xuất hướng hoàn thiện
07:36 25/12/2024
Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp được sử dụng rất rộng rãi, phổ biến , được nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi phát sinh tranh chấp thương mại. Tuy nhiên với thời đại công nghệ số, tranh chấp thương mại ngày càng nhiều, phức tạp hơn, Luật TTTM cũng bộc lộ những bất cập, hạn chế nhất định. Bài viết dưới đây, tác giả nêu ra một số khó khăn vướng mắc từ thực tế áp dụng pháp luật trọng tài thương mại và đề xuất một số hướng hoàn thiện pháp luật trọng tài thương mại.
Mục lục
Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp có nhiều ưu việt, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn
Luật trọng tài thương mại 2010- Bước phát triển mới của pháp luật trọng tài thương mại
Luật TTTM 2010 sau 14 năm hiệu lực, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế, đáp ứng nhu cầu của việc hội nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới, các Điều ước, các Hiệp ước, Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia và ký kết. Luật TTTM 2010 được ban hành là sự cụ thể hóa chủ trương khuyến khích phát triển trọng tài , là sự bảo đảm thể chế hóa đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giải quyết tranh chấp thương mại trong Nghị quyết số 48-NQ/TW.
Cùng với sự ra đời của Luật TTTM , các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càng hợp lý hơn so với các văn bản pháp luật trước đây và phù hợp hơn pháp luật trọng tài quốc tế như các quy định về thẩm quyền của trọng tài, hình thức tố tụng trọng tài, nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, ...Điều này đã tạo ra cơ hội lớn cho TTTM nước ta trở thành phương thức giải quyết nhanh chóng, thuận lợi và nhiều ưu thế đúng với bản chất vốn có của nó.
Sau khi Luật TTTM 2010 có hiệu lực, số lượng vụ việc giải quyết bằng trọng tài ngày càng tăng cao bởi các ưu điểm vượt trội của LTTTM. Theo báo cáo gần nhất, năm 2022, VIAC thụ lý 292 vụ tranh chấp mới, tăng 8,15% số vụ tranh chấp so với năm 2021. Theo đó tổng số vụ tranh chấp VIAC thụ lý trong giai đoạn 1993 – 2022 là 2.513 vụ tranh chấp, trong đó có 39,99% vụ tranh chấp trong nước và 60,01% vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài (bao gồm cả các vụ có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).[1] Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng đã tiếp cận được hầu hết các tỉnh, thành phố tại Việt Nam và được các tranh chấp có yếu tố nước ngoài ưu tiên lựa chọn . Theo thống kê tại VIAC ghi nhận các bên tranh chấp đến từ 59/64 tỉnh, thành phố tại Việt Nam và từ 64 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Không những số lượng vụ việc trọng tài thụ lý tăng lên mà các lĩnh vực trọng tài giải quyết tranh chấp ngày càng rất đa dạng gồm các lĩnh vực: mua bán hàng hóa, lao động, xây dựng, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, mua bán & sáp nhập, dịch vụ kiểm toán, sở hữu trí tuệ….Trong đó, mua bán hàng hóa tiếp tục là lĩnh vực có số vụ tranh chấp thụ lý và giải quyết cao nhất tại VIAC với tỷ lệ 37,5% tổng số vụ việc.
Những từ láy tạo thanh mà Hồ Xuân Hương dùng không nhiều nhưng rất đắt, rất độc đáo, và thể hiện rất đúng chức năng của nó. Chức năng của từ láy tạo thanh là miêu tả âm thanh. Đọc những câu thơ có chứa từ láy trong thơ bà, cảm tưởng như đang nghe được từng âm thanh trong đó.
Cuộc vận động không chỉ thúc đẩy sự phát triển của từng lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật mà còn góp phần tạo ra những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, phản ánh sâu sắc hành trình 50 năm phát triển của TP.HCM, từ đó tôn vinh thành tựu và bản sắc văn hóa của thành phố.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW:
Hiện nay, giải quyết tranh chấp trực tuyến đã và đang là xu hướng được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên quá trình áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động trọng tài của VN để giải quyết tranh chấp thương mại còn không ít bất cập, thách thức. Thực tế này đòi hỏi cơ quan chức năng cần sớm sửa đổi bổ sung khung pháp lý về Trọng tài thương mại và Trọng tài điện tử.
Trong Những cung đường dưới bầu trời sao, tác giả Glendy Vanderah đã mang đến nhiều thông điệp giá trị về sự chữa lành và lòng đồng cảm khi thời gian qua đi và con người mở rộng lòng hơn...
Baovannghe.vn- Mỗi lần viết tiểu thuyết là một lần tôi chống chịu và sống bên trong những câu hỏi. Khi tôi chạm đến tận cùng những câu hỏi ấy - chứ không phải khi tìm thấy câu trả lời
Tháng Giêng...
Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam cho mở diễn đàn trên vanvn.vn: “Tiến tới Đại hội nhiệm kỳ XI (2025-2030): Ý kiến hội viên” nhằm đăng tải đầy đủ nhất ý kiến của các nhà văn hội viên trong cả nước, đã được giới cầm bút đặc biệt quan tâm...
Bài viết nghiên cứu về những thủ đoạn chính của các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo trong hoạt động đầu tư ngoại hối, chứng khoán phái sinh, từ đó chỉ ra các vấn đề, lỗ hổng của cơ chế chính sách pháp luật liên quan và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật.
Vấn đề tác động chuyển hóa chính sách pháp luật Việt Nam và “lợi ích nhóm” trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật là yếu tố khách quan và chủ quan, tác động cản trở quá trình hoàn thiện thể chế, làm cho pháp luật của Việt Nam “chệch hướng”, gây tổn hại đến lợi ích quốc gia - dân tộc và đe dọa sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Do vậy, nhận diện và phòng chống sự tác động chuyển hóa và “lợi ích nhóm” trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật luôn là vấn đề mang tính thời sự cả về lý luận và thực tiễn.
Kiểm soát tài sản, thu nhập là một công cụ quan trọng để phát hiện và ngăn chặn các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, việc thực hiện kiểm soát này đang đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ, từ việc xác minh tính trung thực của kê khai tài sản đến sự phức tạp của các giao dịch tài chính. Những thách thức này đòi hỏi phải có các giải pháp hiệu quả và toàn diện để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát tài sản, thu nhập.