Hàng loạt Tân sinh viên Đại học rớt kiểm tra đầu vào Tiếng Anh

  • www.doanhtri.net
  • 19-09-2019
  • 1291 lượt xem

Ngay sau khi làm thủ tục nhập học, sinh viên sẽ được trường tổ chức kiểm tra Tiếng Anh tập trung để đánh giá và xếp lớp học theo trình độ. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy có số lượng lớn sinh viên không đủ trình độ theo học lớp đầu tiên trong chương trình Tiếng Anh chính khóa của trường.

Rất nhiều trường ĐH hiện nay đều tổ chức thi Tiếng Anh đầu vào và có tiêu chuẩn đầu ra. Vì thế, điều này khiến cho nhiều tân sinh viên, đặc biệt là sinh viên ở vùng nông thôn lo sợ việc học như thế nào để đạt chuẩn đầu vào cũng như đầu ra môn Tiếng Anh. 

Theo số liệu từ Thanh Niên, ở ĐH Nha Trang, kết quả kiểm tra Tiếng Anh đầu vào của sinh viên khóa 59 là có tới trên 2.400 điểm (trong tổng số 2.900 sinh viên tham gia kiểm tra) dưới mức 300 (trong số này có trên 1.000 điểm kiểm tra dưới 200 dựa vào 2 kỹ năng nghe và đọc).

Quy định của Trường ĐH Nha Trang đề ra rằng sinh viên có điểm dưới 200 đều phải học từ Tiếng Anh A1 (cấp độ tiếng Anh thấp nhất của chương trình tăng cường trước khi vào chương trình chính khóa). Như vậy, SV khóa này không đủ điều kiện học tiếng Anh chính khóa lên tới trên 82%.

Trong khi đó, tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, trên dưới 50% sinh viên các khóa không đạt trình độ tiếng Anh để theo học chương trình chính thức của trường.

Theo Tiến sĩ Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nha Trang, cho rằng ở bậc THPT, môn Tiếng Anh vẫn chủ yếu là dạy ngữ pháp nên kỹ năng nghe và nói của sinh viên năm nhất còn hạn chế. Trong khi đó,  đào tạo và thi tiếng Anh bậc ĐH chủ yếu thực hiện dựa trên 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. 

Còn thạc sĩ Huỳnh Tôn Nghĩa, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, lại cho biết cái yếu nhất của sinh viên ở môn ngoại ngữ là khả năng viết và nói. Khi kiểm tra, 2 kỹ năng này thường phần lớn SV không đạt. 

Ngoài ra, nguyên nhân còn ở việc các sinh viên đều tập trung học các môn thi xét tuyển ĐH nên học lệch, học đối phó Tiếng Anh. "Mặc dù học sinh vẫn nhận thức được việc học tiếng Anh là bắt buộc trong tương lai, nhưng trước mắt bậc phổ thông họ vẫn có tâm lý để lên ĐH mới học ngoại ngữ. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm vì học tiếng Anh là một quá trình", ông Nguyễn Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường THPT Trương Định (Tiền Giang) nhận định. 

TH    https://tuyensinhso.vn

Xem thêm Giáo dục - Sức khỏe