Tin Tài chính mới cập nhật
Ưu tiên đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng là lựa chọn đúng đắn
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cần có giải pháp linh hoạt, đồng bộ để giải quyết khó khăn, tránh mất giá đồng tiền, khiến chi phí đầu vào tăng cao, lạm phát tăng cao. Về điều hành lãi suất và tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, tình hình có nhiều diễn biến mới, phức tạp, khó lường, nhiều khó khăn thách thức, các nhiệm vụ khó có thể đạt được cùng lúc. Ngân hàng Nhà nước đã kiên trì giữ đại cục, ổn định kinh tế vĩ mô, theo dõi sát diễn biến, tình hình để quyết định những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong từng thời điểm để ứng phó linh hoạt.
- 02-06-2023
Bộ trưởng Tài chính: Giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng là phù hợp
Chiều 1/6, Quốc hội thảo luận về giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT). Ông Trần Chí Cường, Phó trưởng đoàn chuyên trách TP Đà Nẵng đề nghị nới thời gian giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2024. Việc này theo ông để tránh chính sách đưa ra áp dụng quá ngắn (theo đề xuất của Chính phủ là 6 tháng), các địa phương khó chủ động tính toán, cân đối việc giảm nguồn thu, giảm chi hoặc ngược lại, đảm bảo cho việc lập dự toán, cân đối thu, chi năm sau.
- 01-06-2023
Đề xuất dùng 1 triệu tỷ đồng tồn dư ở ngân hàng để hỗ trợ người lao động
Ngày 31/5, tham gia góp ý tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung (đoàn Hải Dương) nêu tình trạng, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến thị trường lao động Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, khiến hàng trăm nghìn người bị mất việc, giảm giờ làm, đặc biệt là công nhân trong các khu công nghiệp. "Mất việc làm được xem rủi ro lớn nhất với công nhân. Người lao động dễ bị tổn thương khi mất đi thu nhập chính và mất đi nguồn kinh tế cần thiết, ảnh hưởng đến người phụ thuộc trong gia đình như người già, trẻ em", đại biểu Dung nêu. Theo đại biểu Dung, người lao động không còn khả năng chi trả cho nhu cầu thiết yếu như chăm sóc sức khỏe, y tế, thực phẩm. Khi rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp còn đối mặt với những áp lực, khủng hoảng tinh thần, có thể dẫn tới hành động tiêu cực như bạo lực hay tệ nạn xã hội. Nữ đại biểu cũng cho biết, người dân, doanh nghiệp cần chính sách thiết thực duy trì an sinh xã hội. Ngoài việc tiếp tục, hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội theo hướng kịp thời, hiệu quả trước những rủi ro, người làm chính sách cần đặt mục tiêu là hướng đến người lao động. Cần lấy an sinh xã hội là tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả chính sách khi đi vào thực tiễn. Đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung gợi ý nghiên cứu xây dựng quỹ dự phòng an sinh xã hội dài hạn nhằm hỗ trợ người lao động mất việc làm, ứng phó khó khăn rủi ro đột ngột. Đề xuất dùng 1 triệu tỷ đồng tồn dư ở ngân hàng để hỗ trợ người lao động - Ảnh 1. Đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung (đoàn Hải Dương) "Việc xây dựng quỹ dự phòng an sinh xã hội sẽ làm giảm gánh nặng với quỹ an sinh xã hội truyền thống như Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Từ đó, đảm bảo quyền lợi của người lao động, góp phần củng cố an toàn, bền vững của an sinh xã hội", đại biểu đoàn Hải Dương nói. Dùng 1 triệu tỷ đồng tồn ở ngân hàng hỗ trợ người lao động? Cũng bàn về vấn đề an sinh cho người lao động, liên quan đến ngân quỹ quốc gia đang tồn hơn 1 triệu tỷ đồng (tính đến tháng 5/2023), đại biểu Trần Anh Tuấn (đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, con số này cho thấy vốn dư thừa rất lớn mà không thể tiêu được. Theo ông, nguồn này có thể linh hoạt bố trí, hỗ trợ ngay cho người lao động, người mất việc làm, hay xây dựng ngay những khu nhà ở cho thuê, nhà trọ cho những người lao động ở các khu chế xuất, khu công nghiệp, hỗ trợ đào tạo việc làm, chuyển đổi nghề cho người lao động. "Tôi nghĩ rằng nguồn lực này có thể giải quyết. Chúng ta có những giải pháp ngay về những vấn đề này thì chúng ta sẽ kích hoạt nền kinh tế và đưa vốn chưa sử dụng, lượng tiền chưa sử dụng vào nền kinh tế thì sẽ ổn định, kích cầu thay vì thực hiện những giải pháp hiện nay. Bổ sung những giải pháp này có thể kích cầu ngay cho nền kinh tế", ông Anh Tuấn nói. Đề xuất dùng 1 triệu tỷ đồng tồn dư ở ngân hàng để hỗ trợ người lao động - Ảnh 2. Đại biểu Trần Anh Tuấn (đoàn TP Hồ Chí Minh) Cũng theo đại biểu, các gói hỗ trợ của Chính phủ, room tín dụng, tăng trưởng tín dụng hiện nay còn thấp, chậm. 5 đối tượng ưu tiên được ưu đãi về tín dụng thì các doanh nghiệp trong đối tượng này "chưa cảm nhận được" sự hỗ trợ của chính sách hỗ trợ. "Chính sách hỗ trợ đưa vào nền kinh tế có độ trễ nhất định, muốn đưa nhanh thì thủ tục phải rút gọn hơn", ông Tuấn nói. Cũng theo đại biểu, thủ tục hiện nay yêu cầu tài sản đảm bảo đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó, cần phải có phương án khác, ví dụ thay thế bằng dự án khả thi, xét tính khả thi của dự án thì có thể cấp tín dụng ưu đãi cho những đối tượng này. Đồng thời có thể xem xét, mở rộng thêm các đối tượng khác để có độ phủ và có mức độ tăng tín dụng tốt hơn. "Chúng ta đang thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, thông qua giải pháp đó thì lượng cung tiền cho nền kinh tế sẽ tốt hơn. Đồng thời, chính sách tài khóa tiếp tục mở rộng một cách thận trọng, xem xét miễn, giảm thuế. Với thuế VAT, chúng tôi ủng hộ theo hướng mở rộng cho tất cả đối tượng, không nên hạn chế những đối tượng, những ngành có độ lan tỏa cao. Với những ngành có độ lan tỏa cao, chúng ta nên mở rộng chính sách tài khóa để kích thích nền kinh tế phát triển", đại biểu Tuấn nêu. Trả lời báo chí trên hành lang Quốc hội về tồn dư ngân quỹ nhà nước đang gửi ở hệ thống ngân hàng hiện đã vượt hơn 1 triệu tỷ đồng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, do nghẽn giải ngân vốn đầu tư công nên Bộ Tài chính phải gửi tiền ngân quỹ tại Ngân hàng Nhà nước, với lãi suất 0,8%/năm. Bộ trưởng cho biết nguyên nhân là do khâu chưa chuẩn bị dự án. Cụ thể, theo quy định Luật Đầu tư công, chỉ khi có tiền mới lập dự án, tức là vốn phải chờ công trình. Thêm nữa là vướng mắc trong khâu chuẩn bị đầu tư, phê duyệt dự án mới giải phóng mặt bằng, làm cho khâu này quá dài... khiến khoản tiền chuẩn bị cho giải ngân, quyết toán này là "cục máu đông". Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị phải sửa luật, dùng một luật sửa nhiều luật, trong đó có Luật Đầu tư công.
- 31-05-2023
Singapore dẫn đầu rót vốn đầu tư vào TP Hồ Chí Minh
Theo Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2023 đến nay, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố là 1.144,3 triệu USD, giảm 13,5% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, Singapore là quốc gia dẫn đầu về dự án cấp phép mới cũng như góp vốn, mua cổ phần, mua lại cổ phần vón góp tại thành phố. Cụ thể, trong 5 tháng qua, thành phố đã cấp mới giấy phép đầu tư cho 374 dự án với vốn đăng ký đạt 199,8 triệu USD, giảm 2,5% về vốn so với cùng kỳ;
- 31-05-2023
Tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đề nghị các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tiếp tục nghiên cứu, áp dụng các chương trình, chính sách ưu đãi về phí dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán đối với khách hàng, ưu tiên thực hiện miễn phí duy trì tài khoản, phí rút tiền mặt đối với các khách hàng thuộc nhóm đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội.
- 30-05-2023
Tăng cường sự hỗ trợ của JICA để nâng cao năng lực thị trường chứng khoán Việt Nam
“Hơn 22 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ngày càng phát triển và khẳng định kênh dẫn vốn trung, dài hạn quan trọng của nền kinh tế và doanh nghiệp. Sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán đã thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia, trong đó có cả các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản. Dưới sự quan tâm của Chính phủ, sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, trong thời gian tới, SSC sẽ tăng cường năng lực trong việc quản lý, giám sát để hỗ trợ thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển minh bạch, bền vững hơn” - Chủ tịch SSC chia sẻ.
- 30-05-2023
Hướng đến mục tiêu chung dài hạn ổn định hệ thống ngân hàng
Trả lời báo chí xung quang việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, trong điều hành chính sách tiền tệ không cho phép “thử sai”. Vì vậy, trong điều hành chính sách tiền tệ cần hướng đến cân bằng các mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, hướng đến mục tiêu chung dài hạn ổn định hệ thống ngân hàng.
- 30-05-2023
TS Vũ Minh Khương: Việt Nam cần xây dựng hệ sinh thái trái phiếu
Dẫn kinh nghiệm ở một số quốc gia, TS Vũ Minh Khương cho rằng, nếu xây dựng hệ sinh thái cho trái phiếu phát triển, có thể huy động được cả nghìn tỷ USD. Trái phiếu - kênh huy động vốn quan trọng, bên cạnh tín dụng, rơi vào khó khăn từ năm ngoái sau khi một số doanh nghiệp phát hành lớn vướng vào khủng khoảng pháp lý.
- 30-05-2023
Chứng khoán tăng mạnh
Thông tin tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy đạt thỏa thuận sơ bộ để nâng trần nợ công, tránh đẩy nước này vào tình trạng vỡ nợ giúp Phố Wall khởi sắc. Sự tích cực của thị trường quốc tế, cùng với những thông tin về chính sách hỗ trợ trong nước góp phần giúp thị trường chứng khoán trở lại sắc xanh trong phiên đầu tuần này.
- 30-05-2023
Quyết toán ngân sách năm 2021: Mức vay giảm hơn 25% so với dự toán
Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 của Chính phủ trình Quốc hội cho thấy, vay của Chính phủ đạt hiệu quả, tập trung chủ yếu vào vay trái phiếu Chính phủ trong nước, giảm rủi ro khi thị trường quốc tế có nhiều biến động và phù hợp với nghị quyết của Quốc hội, chủ trương của Bộ Chính trị về cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công an toàn bền vững.
- 29-05-2023