TẦM QUAN TRỌNG CỦA THỎA THUẬN TRỌNG TÀI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI THEO PHƯƠNG THỨC TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

  • www.doanhtri.net
  • 28-10-2020
  • 708 lượt xem
TẦM QUAN TRỌNG CỦA THỎA THUẬN TRỌNG TÀI
 
Tranh chấp thương mại chỉ được giải quyết theo phương thức trọng tài thương mại chỉ khi thỏa thuận trọng tài giữa các Bên tranh chấp. Thỏa thuận trọng tài được lập bằng văn bản thể hiện ý chí các Bên trong giải quyết tranh chấp. Thỏa thuận trọng tài thể lập trước, đang hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
 
Trong trường hợp các bên tranh chấp đã  có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.
 
Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi,thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có  thoả thuận khác. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá  sản, giải thể, hợp  nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi  hình thức tổ  chức, thỏa thuận trọng tài  vẫn  có  hiệu  lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có  thoả thuận khác.
 
Công ước New York 1958, tại Điều II.I xác định là “văn bản thỏa thuận theo đó các bên buộc phải đưa ra trọng tài xem xét mọi tranh chấp hoặc một số tranh chấp đã hoặc có thể nảy sinh giữa các bên về mối quan hệ pháp lý xác định, có quan hệ hợp đồng hoặc không, liên quan tới các vấn đề có khả năng được giải quyết bằng trọng tài”.
 
Luật Mẫu UNCITRAL, Điều 7.1 quy định: “thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận mà các bên đưa ra trọng tài hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thểp hát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thỏa thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng dưới hình thức thỏa thuận riêng”.
 
Luật Trọng tài Thương mại 2010,khoản 2 Điều 3 : “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”.
 
Thỏa thuận trọng tài có thể được thể hiện bằng một điều khoản trọng tài trong hợp đồng xác lập quan hệ thương mại giữa các bên hoặc dưới hình thức một thỏa thuận riêng và được coi như gắn liền với hợp đồng chính hoặc chứng cứ xác định ý  chí của các bên muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
 
Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực độc lập với hợp đồng. Thỏa thuận trọng tài được xem như một hợp đồng trong hợp đồng. Điều khoản trọng tài xác định thủ tục tố tụng được áp dụng trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa các bên, còn hợp đồng chính quy định quyền và nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng chính Vô hiệu không ảnh hưởng tới tiến trình tố tụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Luật Trọng tài Thương mại 2010 , Điều 19 quy định “Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài”.
 
Luật Trọng tài Thương mại 2010 , Điều 17 quy định “ Đối với các tranh chấp giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, mặc dù điều khoản trọng tài đã được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn thỏa thuận trọng tài thì người tiêu dùng vẫn được quyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng tài nếu được người tiêu dùng chấp thuận”.
 
 
Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
 
Thỏa thuận trọng tài được xác lập qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên. Thỏathuận   trọng tài được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên.
 
Trong giao dịch các bên dẫn chiếu đến một văn bản thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác.
 
Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận trọng tài do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
 
Thỏa thuận trọng tài có yếu tố nước ngoài là các Bên đã trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho cơ quan trọng tài cụ thể và tòa án nước sở tại không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc bị hủy bỏ bởi chính cácbên. Như vậy, thẩm quyền của trọng tài được xác lập trên cơ sở thỏa thuận trọng tài, là sự thống nhất ý chí của các bên về việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng bằng phương thức trọng tài.
 
Công ước châu Âu về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1961 quy định: “Thỏa thuận trọng tài là   một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc thỏa thuận trọng tài được ký kết giữa các bên, hoặc được trao đổi qua thư từ, điện tín, hoặc các hình thức liên lạc bằng điện toán khác, và trong mối  quan hệ giữa các quốc gia mà pháp luật không yêu cầu rằng một thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, bất kỳ thỏa thuận trọng tài nào cũng phải được ký kết theo đúng hình thức màluật  các nước này quy định”.
 
Thỏa thuận trọng tài được các Bên lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào hoặc tự thành lập Hội đồng trọng tài (Ad Hoc) để giải quyết các tranh chấp của mình. Đối với Hội đồng trọng tài vụ việc,các bên có quyền chỉ định trọng tài viên mà mình tin tưởng đồng thời các bên cũng có thể thỏa thuân cả thời gian giải quyết tranh chấp. Hội đồng trọng tài phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, chỉ khi không có thỏa thuận của các bên về thời gian tổ chức phiên họp thì Chủ tịch Hội đồng trọng tài mới có quyền quyết định. Thường thì vào thời điểm Hội đồng trọng tài cho rằng các thông tin cũng như căn cứ liên quan đến tranh chấp được thu thập đầy đủ đảm bảo cho một phán quyết đưa ra, phiên họp sẽ được mở. Việc mở phiên xét xử sẽ được tiến hành tại địa điểm do các bên lựa chọn.
 
Các bên cũng được phép thỏa thuận ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài. Đây là nội dung thể hiện quyền được lắng nghe và quyền được trình bày của các bên tham gia. Ngôn ngữ được sử dụng phải phù hợp với tư duy và nhận thức của các bên về vấn đề được tranh luận. Khi các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt nếu Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp tại Việt Nam, nếu Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp ngoài Việt Nam, Hội đồng trọng tài sẽ quyết định ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài thích hợp. Các bên có thể yêu cầu trung tâm trọng tài cung cấp phiên dịch và phải trả chi phí dịch vụ.
 
Đối với Hội đồng trọng tài quy chế, thỏa thuận trọng tài chỉ quyết định về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, Các Bên vẫn phải tuân thủ quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài cụ thể mà các Bên đã lựa chọn để giải quyết tranh chấp.
 
Đối với các tranh chấp giữa các bên Việt Nam, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật nội dung và pháp luật hình thức của Việt Nam để giải quyết tranh chấp. Việc các bên lựa chọn pháp luật nước ngoài sẽ không được Hội đồng trọng tài chấp nhận.
 
Thỏa thuận trọng tài thường xác định trình tự, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm của các bên liên quan khi cần giải quyết những tranh chấp hay bất đồng phát sinh hay liên quan đến hợp đồng chính. Pháp luật các quốc gia thường quy định một số điều khoản cơ bản đối với thỏa thuận trọng tài như hình thức trọng tài, ngôn ngữ trọng tài, Luật áp dụng… Ngoài những điều khoản này thì các bên có thể xác lập thêm một số điều khoản khác tùy vào lợi ích của họ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp sau này. Khác với quan hệ pháp luật mà ở đó luật tố tụng mang tính chất quyền lực nhà nước rất cao thì trong lĩnh vực trọng tài thương mại, trọng tài viên lại phụ thuộc vào sự lựa chọn của các bên, đây chính là nội dung thỏa thuận của các bên trong điềukhoản trọng tài cũng chính là sự khác biệt giữa thỏa thuận trọng tài và đơn khởi kiện.
 
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu là trường hợp các bên thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhưng thỏa thuận đó không được công nhận hiệu lực (Phán quyết trọng tài không được công nhận và cho thi hành tại nước sở tại).
 
Luật Trọng tài Thương mại 2010, Điều 18 quy định thỏa thuận trọng tài vô hiệu: Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự, hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật trọng tài thương mại 2010, một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu, thỏa thuậ trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
 
Luật Trọng tài Thương mại 2010, Điều 16 quy định hình thức thỏa thuận trọng tài: Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng, thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản: Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật, thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên, thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên, trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác, qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
 
Xem xét thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài
 
Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, Hội đồng trọng tài phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được hay không và xem xét thẩm quyền  của mình. Trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Trọng tài thương mại. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc xác định rõ thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì Hội đồng trọng tài quyết định đình chỉ việc giải   quyết và thông báo ngay cho các bên biết.
 
Trường hợp các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thể nhưng Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa,  thì các bên có thể thỏa thuận lựa chọn Trung tâm trọng tài khác; nếu không thỏa thuận được, thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.
 
Trường hợp các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng không chỉ rõ hình thức trọng tài hoặc không thể xác định được tổ chức trọng tài cụ thể, thì khi có tranh chấp, các bên phải thỏa thuận lại về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp. Nếu không thỏa thuận được thì việc lựa chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp được thực hiện theo yêu cầucủa nguyên đơn (Điều 43 Luật Trọng tài thương mại 2010).
 
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về việc không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài
 
Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài quy định tại Điều43 như trên, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Hội đồng trọng tài, các bên có quyền gửi đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài. Bên khiếu nại phải đồng thời thông báo việc khiếu nại cho Hội đồng trọng tài.
 
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Chánh án Toà án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn khiếu nại. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét, quyết định. Quyết định   của Toà án là cuối cùng. Trong khi Tòa án giải quyết đơn khiếu nại, Hội đồng trọng tài vẫn có  thể tiếp tục giải quyết tranh chấp.
 
Trong trường hợp Toà án quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không  thể thực hiện được, Hội đồng trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Nếu không  có thoả thuận khác, các bên có quyền khởi kiện vụ tranh chấp ra Toà án. Thời hiệu khởi kiện ra Toà án được xác định theo quy định của pháp luật. Thời gian từ ngày nguyên đơn khởi kiện tại Trọng tài đến ngày Toà án ra quyết định thụ lý giải quyết vụ tranh chấp không tính vào thời hiệu khởi kiện.
 
TÒA ÁN TỪ CHỐI THỤ LÝ TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI
 
Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà  án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được(Điều 6, Luật TTTM 2010).
 
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu: Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, Người xác lập, thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự, Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định, một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài, Thỏa thuận trọng tài vi  phạm điều cấm của pháp  luật.
 
Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được: Các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thể nhưng Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa, và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trung tâm trọng tài khác để giải quyết tranh chấp, Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc  trở ngại khách quan mà Trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp, hoặc Trung tâm trọng tài, Tòa án không thể tìm được Trọng tài viên như các bên thỏa thuận và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế, Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp,  Trọng tài viên từ chối việc được chỉ định hoặc Trung tâm trọng tài từ chối việc chỉ định Trọng tài viên và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế,
 
Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được (tiếp theo): Các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài nhưng lại thỏa thuận áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác với Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài đã thỏa thuận và điều lệ của Trung tâm trọng tài do các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp không cho phép áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác và các bên không thỏa thuận được về việc lựa  chọn Quy tắc tố tụng trọng tài thay thế, Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ vàn gười tiêu dùng có điều khoản về thỏa thuận trọng tài được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn quy định tại Điều 17 Luật TTTM nhưng khi phát sinh  tranh chấp, người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp.
 
THỎA THUẬN TRỌNG TÀI TRONG CHẾ ĐỊNH TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
 
Trọng tài kinh tế xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời của chế độ hợp đồng kinh tế theo Nghị định số 04/TTg ngày04/01/1960 để ban hành Điều lệ tạm thời về Hợp đồng kinh tế, Nghị định số 20/TTg về Tổ chức Trọng tài kinh tế Nhà nước,Trọng tài kinh tế thời kỳ này được tổ chức ở cấp Trung ương, thành phố, tỉnh  và các Bộ với chức năng chủ yếu là xử lý các tranh chấp hợp đồng kinh tế. Nghị định số 54-CP ngày 10/03/1975 về chế độ hợp đồng kinh tế thay Nghị định số 04-TTg, Nghị định số 75-CP ngày 14/4/1975 ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động củaTrọng tài kinh tế, Nghị  định số 24/HĐBT ngày 10/08/1981 của Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng Trọng tài kinh tế được thống nhất tên gọi là Trọng tài kinh tế, Nghị định số 62/HĐBT ngày 17/4/1984 quy định chức năng, nhiệm  vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trọng tài kinh tế cấp Bộ, tỉnh, thành phố, huyện. Ngày 12/01/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh về Trọng tài kinh tế quy định tổ chức, phân cấp thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế. Đặc biệt, Pháp lệnh Trọng tài kinh tế đã bỏ Trọng tài cấp Bộ, nguyên tắc các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn Trọng tài đứng ra giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế được ghi nhận. Quyết định số 204/TTg ngày 28/03/1993 sáp nhập Hội đồng trọng tài ngoại thương và Hội đồng trọng tài hàng hải Việt Nam thành Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
 
Nghị định số 116-CP ngày 05/9/1994 về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế, lúc này. Trọng tài kinh tế thực sự được xác định là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tức là tổ chức phi chính phủ có thẩm quyền giải quyết một số tranh chấp theo quy định, hoàn toàn tách rời với  chức năng quản lý Nhà nước như trước đây, được tồ chức dưới hình thức Trung tâm Trọng tài kinh tế, có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế, các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau, liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty, các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.
 
Năm 1995, Việt Nam gia nhập Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài.
 
Pháp lệnh Trọng tài số 08/2003/PL-UBTVQH ngày 25/2/2003 Nghị định số25/2004/NĐ-CP ngày15/1/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Trọng tài thương mại.
 
Luật Trọng tài thương mại 2010 được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2010 và chính thức có hiệu lực ngày 01/01/2011, gồm 13 chương và 82 điều, thể hiện sự phát triển mạnh của chế định trọng tài thương mại tại Việt Nam.
 
Sau khi Nghị định số 116-CP ngày 05/9/1994 về tổ chức và hoạt động của  Trọng tài kinh tế được ban hành, các Trọng tài kinh tế nhà nước giải thể và các tổ chức Trung tâm trọng tài phi chính phủ được thành lập theo Thông tư 02/PLDS-KT ngày 03/1/1995 của Bộ Tư Pháp về việc hướng dẫn thi hành một số điểm của Nghị Định 116/CP ngày 05/9/1994.
 
Pháp lệnh Trọng tài thương mại có hiệu lực thi hành từ 01/7/2003 theo công bố của Chủ tịch nước tại Lệnh số 08/2003/L-CTN ngày 10/3/2003, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 05/2003/NQ-HĐTP ngày 31/7/2003 hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại. Lúc này thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại và hình thức thỏa thuận trọng tài cũng giống như trên đã trình bày. Tên gọi chính thức là Trung tâm Trọng tài(trước đây là Trung tâm Trọng tài kinh tế).
 
QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
 
Quyết Định số 2404/GP-UB ngày 08/10/1997 thành lập Trung tâm Trọng tài Kinh tế Sài Gòn (SACENT). Quyết Định số 2107/QĐ-UB ngày 04/6/2003 cho phép Trung tâm Trọng tài Kinh tế Sài Gòn tiếp tục hoạt động và đổi tên thành Trungtâm Trọng tài Thương mại thành phố Hồ Chí Minh hoạt động liên tục cho đến nay.
 
Trường hợp các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng không chỉ rõ hình thức trọng tài hoặc không thể xác định được tổ chức trọng tài cụ thể, thì khi có tranh chấp, các bên phải thỏa thuận lại về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp. Nếu không thỏa thuận được thì việc lựa chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp được thực  hiện theo yêu cầu của nguyên đơn (Khoản 5 Điều 43 Luật TTTM 2010). Mặc dù có quy định cụ thể nhưng khi xảy ra tranh chấp, một bên cố tình thiếu thiện chí sẽ làm việc giải quyết tranh  chấp kéo dài mất thời gian và tranh tụng không cần thiết.
 
Trọng Tài Viên: Vũ Trọng Khang
TRACENT. COM. VN
 

Xem thêm Tin Pháp luật