Ngũ cốc nảy mầm: Loại hạt "thần kỳ" với mức giá rẻ, biết chế biến sẽ có tác dụng cải thiện tiêu hóa, ngăn bệnh tim mạch và chống lão hóa

  • www.doanhtri.net
  • 24-07-2018
  • 1349 lượt xem

Kiều mạch, đậu đen, đậu nành và kê... là những hạt ngũ cốc có thể làm nảy mầm để chế biến thành thực phẩm cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Ngũ cốc luôn được biết đến là loại hạt "thần kì" mang đến nhiều lợi ích sức khỏe nhờ các gluten tự do chứa nguồn vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxi hóa quan trọng.

Axit phytic, thành phần có nhiều trong vỏ của ngũ cốc là axit có hại, làm giảm sự hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Nó có thể kết hợp mạnh với các nguyên tố như Fe, Ca, Zn, Mg thiết yếu trong cơ thể gây ra tình trạng còi xương, loãng xương... Tuy nhiên, axit phytic cũng là dạng axit kém bền, có thể bị mất đi thông qua quá trình lên men hoặc nảy mầm. Đó là lý do vì sao làm vỡ axit phytic thông qua quá trình chế biến hạt ngũ cốc trước khi sử dụng sẽ giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt, giúp cơ thể khỏe mạnh và tránh khỏi tình trạng lão hóa sớm.

Chế biến hạt ngũ cốc như thế nào là tốt nhất?

Hạt ngũ cốc có thể được chế biến dưới dạng trộn với sữa chua, hoặc giấm táo và bảo quản ở nơi ấm áp trong khoảng 12-24 giờ trước khi ăn. Trong quá trình này, thành phần axit có hại sẽ bị phá vỡ, giúp cơ thể hấp thụ được tối đa các chất dinh dưỡng cần thiết. Lên men cũng là một dạng thúc đẩy phá vỡ axit phytic phổ biến, thường thấy khi làm bánh mì. Đặc biệt, làm nảy mầm đối với những loại ngũ cốc nguyên hạt được biết đến là cách chế biến hạt ngũ cốc có lợi tối đa với sức khỏe.

Cách làm nảy mầm hạt ngũ cốc

Cần rửa sạch hạt ngũ cốc, đổ vào bát và ngâm trong nước sạch. Lưu ý, lượng nước phải cao hơn ngũ cốc do các hạt cần ngậm một lượng nước lớn phục vụ cho quá trình nảy mầm. Vớt bỏ những hạt nổi trên mặt nước vì đây là những hạt đã bị hỏng. Đậy bát ngũ cốc ngâm bằng một chiếc khăn sạch và bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 3 - 12 giờ. Xả nước qua lớp vải và rửa lại bằng nước sạch. Lặp lại quá trình này 2 lần/ngày cho đến khi các hạt nảy mầm đều.

 
Ngũ cốc nảy mầm: Loại hạt thần kỳ với mức giá rẻ, biết chế biến sẽ có tác dụng cải thiện tiêu hóa, ngăn bệnh tim mạch và chống lão hóa - Ảnh 1.

Việc ngâm và làm hạt ngũ cốc nảy mầm sẽ làm mất acid phytic trong vỏ hạt, giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn

Lợi ích sức khỏe của hạt ngũ cốc nảy mầm

Bổ sung hạt ngũ cốc nảy mầm vào chế độ dinh dưỡng có thể cải thiện chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp cơ thể chống lại nhiều căn bệnh nguy hiểm về tim mạch và chống lão hóa sớm.

1. Trung hòa các chất ức chế enzyme

Các chuyên gia nghiên cứu cho biết, lớp bảo vệ bên ngoài của ngũ cốc nguyên hạt (vỏ hạt) có chứa các chất ức chế enzyme. Nếu những hạt này được tiêu thụ thô, nó sẽ kìm hãm hoạt động của các enzym có khả năng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và thay đổi cân bằng tiêu hóa trong cơ thể. .

2. Bổ sung tối đa vitamin

Ngâm ngũ cốc nảy mần sẽ làm lớp axit phytic bị phá vỡ, cho phép các vitamin và khoáng chất có trong hạt cũ cốc được hấp thụ vào cơ thể dễ dàng hơn.

3. Cải thiện hệ tiêu hóa

Hạt ngũ cốc khi nảy mầm sẽ sinh ra các chất có chức năng cải thiện hoạt động đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt, giúp chống lại nhiều bệnh do axit phytic gây ra.

4. Tăng cường lưu thông máu

Hạt ngũ cốc nảy mầm giúp tăng cường lưu thông máu bằng cách duy trì số lượng hồng cầu với lượng khoáng chất thích hợp như đồng và sắt. Bên cạnh đó, nó cũng cung cấp oxy cho các cơ quan và tế bào khác nhau để tối ưu hóa hiệu suất của chúng. Hạt nảy mầm còn giúp tăng trưởng tóc và tạo ra các mạch máu mới.

5. Hỗ trợ giảm cân

Mầm hạt ngũ cốc giàu chất dinh dưỡng, hàm lượng chất xơ cao nhưng hàm lượng calo cực thấp được coi là thực phẩm hữu ích trong chế độ giảm cân. Nó cũng ức chế sự sản xuất ghrelin, một loại hormone đói làm tăng cảm giác thèm ăn, ăn nhiều gây ra béo phì.

6. Cải thiện thị lực mắt

Vitamin A cùng với các chất chống oxy hóa có trong hạt ngũ cốc nảy mầm sẽ giúp cải thiện thị lực, bảo vệ các tế bào mắt khỏi sự tấn công của các gốc tự do.

 

7. Giảm độ axit

Hạt mầm giúp điều hòa và duy trì độ pH bên trong cơ thể bằng cách trung hòa mức độ axit. Do đó, những người thường bị ợ chua có thể sử dụng hạt ngũ cốc nảy mầm sau bữa ăn chính để giảm thiểu tình trạng này.

8. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Axit béo omega 3 trong hạt nảy mầm có khả năng tăng lượng cholesterol tốt và giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Bên cạnh đó, axit béo omega 3 có đặc tính chống viêm giúp giảm tình trạng căng thẳng tim mạch, giữ cho tim được khỏe mạnh.

9. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Với hàm lượng vitamin C cao cùng với vitamin A có đặc tính chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, hạt nảy mầm trở thành chất kích thích mạnh mẽ trong quá trình sản sinh tế bào bạch cầu, ngăn ngừa bệnh tật và nhiễm trùng tấn công cơ thể.

10. Ngăn chặn lão hóa sớm

Các chất chống oxy hóa trong hạt ngũ cốc nảy mầm có tác dụng ngăn chặn sự phá hủy DNA, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lão hóa sớm. Hơn nữa, nó cũng giúp chống lại các gốc tự do gây tổn thương tế bào, làm lão hóa và tổn thương làn da.

Nguyễn Nguyễn

Theo Trí thức trẻ/Boldsky

 

Xem thêm Tin Chi hội IBLA