Giáo dục trong tương lai sẽ thay đổi thế nào?

  • www.doanhtri.net
  • 18-12-2019
  • 869 lượt xem
Trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây, sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã và đang tác động mạnh mẽ đến nền giáo dục, tạo ra những thay đổi trong mô hình đào tạo nhân lực.
Đây chính là những thách thức mà giáo dục truyền thống sẽ phải đối mặt để thích ứng với thị trường lao động rất “mới” và “khác” trong tương lai gần.

Thách thức từ những ngành nghề “không tên”

85% công việc thế hệ trẻ sẽ làm vào năm 2030 vẫn chưa xuất hiện trong thời điểm hiện tại là con số mà The Institute for the Future dự đoán. Ngoài ra, một báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã đưa ra ước lượng rằng: trong giai đoạn 2015 - 2020, trung bình cứ 6 triệu vị trí việc làm mất đi sẽ có khoảng 2 triệu việc làm mới được tạo ra.
 
 85% nghề nghiệp hoàn toàn mới sẽ xuất hiện trong 10 năm tới

85% nghề nghiệp hoàn toàn mới sẽ xuất hiện trong 10 năm tới

Xét về mặt khách quan, có thể thấy, một thị trường lao động đầy mới mẻ và tiềm năng đang chờ đón thế hệ tương lai. Tuy nhiên làm thế nào để đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng đúng các tiêu chí của những ngành nghề còn chưa hiện hữu lại là một thử thách lớn đối với người làm giáo dục.

4 năm đại học là điều kiện cần nhưng chưa đủ

“Hành trình sinh viên” được hoạch định sẵn trong 4, 6 hay 9 năm,… và kết thúc với tấm bằng cử nhân trên tay không còn là điều kiện đảm bảo cho một tương lai với công việc lý tưởng “học gì làm nấy”. Đây chính là thực trạng phổ biến trên thế giới khi một nghiên cứu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã chỉ ra rằng: chỉ có 27% sinh viên hiện đang làm việc theo đúng chuyên ngành họ đã học. Tại Việt Nam, con số ấy lớn hơn rất nhiều khi có đến 61% người tham gia khảo sát “Sinh viên mới ra trường cùng những cơ hội và thách thức trong bước đầu của sự nghiệp” do Tập đoàn Navigos thực hiện, cho biết: kiến thức được trường đào tạo và thực tế làm việc là khác biệt hoàn toàn.

 

Xem thêm Giáo dục - Sức khỏe