Giới thiệu Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14

  • www.doanhtri.net
  • 28-09-2019
  • 1287 lượt xem

Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020 thay thế Luật Quản lý thuế 2006 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và Luật số 106/2016/QH13.

Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 gồm 17 chương, 152 điều, trong đó kết cấu lại, bổ sung 3 chương mới: Chương II về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và các nhân trong quản lý thuế; chương X về áp dụng hoá đơn, chứng từ điện tử và chương XII về tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, làm thủ tục hải quan.

Xem những nội dung mới của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 tại đây.

Ông Nguyễn Thế Mạnh - Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế cho biết, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 gồm 17 chương, 152 điều, trong đó kết cấu lại, bổ sung 3 chương mới: Chương II: Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quản lý thuế; Chương X: Áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử và Chương XII: Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, làm thủ tục hải quan.

Luật Quản lý thuế lần này có bổ sung thêm việc áp dụng đối với các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước không do cơ quan quản lý thuế quản lý thu.

Luật Quản lý thuế mới quy định 11 nhóm nội dung quản lý. Ngoài các nội dung đã được quy định tại Luật Quản lý thuế hiện hành thì Luật Quản lý thuế mới bổ sung các nội dung sau: Không thu thuế; Khoanh tiền thuế nợ; Áp dụng hóa đơn, chứng từ; Hợp tác quốc tế về thuế và Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

Luật Quản lý thuế quy định một số hành vi bị cấm như: Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế; gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế; cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp; bán hàng, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn...

Về quyền lợi của người nộp thuế, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã bổ sung thêm quyền cho người nộp thuế, cụ thể: Bổ sung nội dung người nộp thuế không bị xử lý vi phạm về thuế, không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp do người nộp thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn và quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế;

Được quyền nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra kiểm tra, kiểm toán; Được tra cứu, xem, in toàn bộ chứng từ điện tử mà mình đã gửi đến cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế và được sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch vớ cơ quan quản lý thuế và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Đông đảo đại diện các cơ quan thông tấn báo chí đến dự hội nghị. Ảnh: QT

Các nội dung bổ sung này nhằm tạo điều kiện cho người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, đảm bảo các quyền trong giao dịch điện tử, đồng thời nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan thuế khi thực thi công vụ.

Bổ sung quy định cơ quan quản lý thuế thực hiện xây dựng, tổ chức hệ thống thông tin điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

Bổ sung quyền của cơ quan quản lý thuế về mua thông tin, tài liệu, dữ liệu của các đơn vị cung cấp trong nước và nước ngoài để phục vụ công tác quản lý thuế.

Đáng chú ý, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã bổ sung quy định miễn thuế đối với cá nhân có phát sinh số thuế phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống.

Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã bổ sung quy định về kế toán, thống kê về thuế. Theo đó, cơ quan quản lý thuế thực hiện hạch toán kế toán, thống kê về thuế theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê, pháp luật của ngân sách Nhà nước và pháp luật về thuế; hàng năm thực hiện công khai thông tin theo quy định của pháp luật.

Bổ sung quy định về khoanh tiền thuế nợ, đây là nội dung mới so với Luật hiện hành. Theo đó, đối với các đối tượng người nộp thuế đã chết hoặc được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự; người nộp thuế bỏ địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp chờ giải thể, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, cơ quan đăng ký kinh doanh đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được khoanh nợ thuế.

Quy định này sẽ khắc phục được bất cập phát sinh nợ ảo (khi nợ trên phạt chậm nộp cao, dẫn đến nợ đọng lớn, không có khả năng thu hồi). Đồng thời, quy định rõ về thẩm quyền khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, phân cấp cho thủ trưởng cơ quan quản lý thuế; bổ sung quy định thời điểm không tính tiền chậm nộp đối với các trường hợp được khoanh nợ.

Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 thay thế Luật Quản lý thuế 2006 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và Luật số 106/2016/QH13.

 

TQ    https://baomoi.com

Xem thêm Tin Chi hội IBLA